Tình quân dân qua mưa lũ

(Baonghean.vn) - Đợt mưa lụt kéo dài từ 03 đến 09/9/2012 đã gây ra hậu quả khá nặng nề. Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, đã có 5 người chết, 7 người khác bị thương và trên 6.000 ngôi nhà bị sập, đổ, hoặc ngập chìm trong nước, hàng chục điểm đường bị sạt lở, 20.797 ha lúa bị ngập. Huyện Hưng Nguyên cũng là một địa phương chịu nhiều thiệt hại lớn về tài sản và lúa màu. Để sẻ chia với những tổn thất của người dân, 130 CBCS thuộc BCHQS tỉnh đã lên đường, về vùng lụt nặng tại 2 xã Hưng Phúc và Hưng Thông giúp dân gặt lúa.
 
Ngay từ những ngày còn mưa lụt, BCHQS tỉnh đã bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng giúp dân thu hoạch mùa màng, coi đó là nhiệm vụ cấp bách nhất. Vào lúc 5 giờ chiều 10/9, các đơn vị đã bắt đầu triển khai nhiệm vụ. Sáng ngày 11/9, chúng tôi đã theo chân các anh, cùng về cận cảnh các vùng ngập lụt, chứng kiến những ngày bộ đội giúp dân và tình quân dân đầy cảm động ngay bên những cánh đồng lúa còn ngập chìm trong nước. Thượng tá Phan Văn Sỹ - Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ CSQS tỉnh cho biết: Sau khi những ngày mưa tạm ngớt, lãnh đạo Bộ chỉ huy đã khảo sát những vùng ngập lụt tại Hưng Nguyên, đồng thời khấn cấp điều động lực lương cơ động về giúp dân. Đợt này, có 60 CB,CS của trung đoàn 764 và 70 người của Đội Quy tập liệt sỹ về với địa bàn 2 xã Hưng Phú và Hưng Thông, dự kiến sẽ ở lại trong khoảng 2, 3 ngày.

Chuẩn bị triển khai nhiệm vụ tại địa bàn xã Hưng Thông

Tại các điểm đổ quân ở xã Hưng Thông, ngay từ 6h30 sáng những chiếc xe chuyên dụng của Trung đoàn 764 đã chở những người lính tập trung đầy đủ. Sau khi trung tá Phạm Văn Minh - Tham mưu trưởng Trung đoàn giao nhiệm vụ và chỉ thị cho CB,CS giúp dân với tinh thần cao nhất, phải thực sự tương thân tương ái. Tất cả lực lượng đã chia về 2 xóm, 30 người về với xóm 8 và nửa còn lại về xóm 6, đây là 2 xóm bị ngập nặng nhất trong số 8/11 xóm bị ngập của xã. Cũng ngay tại điểm đổ quân, đã có rất đông người dân nghe tin bộ đội về đã ra tận nơi, kéo các anh về với mảnh ruộng nhà mình. Những cây lúa sau những ngày dầm chân trong nước lụt đã bắt đầu lên mộng. Nếu không kịp thời thu hoạch sẽ trắng tay trong vụ hè thu. Người lính đã trở thành niềm tin, chỗ dựa tin tưởng của người dân trong cơn bĩ cực. Gặp ông Hoàng Xuân Soa - Phó Chủ tịch xã cũng đang tất bật cùng cán bộ đơn vị quân đội phân chia người về các điểm cho hợp lý, ông chỉ kịp trao đổi vắn tắt: “Đợt này, toàn xã bị ngập lụt 120 ha, trong đó có 80 ha của 8 xóm là nặng nhất. Nhưng lực lượng quân đội thì có hạn nên chung tôi chỉ phân công các đồng chí về giúp những gia đình neo đơn, khó khăn, gia đình chính sách. Đây thực sự là một sự quan tâm đặc biệt của Bộ CHQS tỉnh với xã”.

Những hình ảnh người lính BCHQS tỉnh cùng dân gặt lúa chạy lụt ở xã Hưng Phúc

Từ điểm trung tâm, chúng tôi lặn lội vào các xóm bị ngập. Trên đường đi, 2 bên đường đồng đang ngập trắng xóa đến tít tắp thuộc các xóm 6, 8. Những cánh đồng lúa chỉ còn nhô phất phơ ngọn, rã rời trên mặt nước. Ông Nguyễn Đăng Sáu, một người dân xóm 6 chỉ tay ra mênh mông nước, than thở: “Mọi bữa là ngập trắng băng, giờ mới rút đi chút ít để gặt vội được đó. Mà kiểu ni rồi cũng úng thúi gần hết rồi”. Trên các cánh đồng, tứ bề bốn phía, những người dân đang hối hả dìm người vào nước lụt để cố gắng gặt gấp những gì còn có thể. Phía trên đường, máy tuốt lúa và rơm rạ có mặt khắp nơi, tiếng máy chạy gấp, hối hả. Vì nước ngập chìm nên người dân phải dùng xuồng nhỏ, thuyền tôn để đựng lúa sau khi gặt và chở vào phơi ngay trên bờ ruộng. Tại ruộng nhà ông Nguyễn Bá Hoàn, một tốp 4 chiến sỹ trẻ đang dàn hàng ngang, tay liềm gấp gáp. Đây là gia đình có hoàn cảnh khá thương tâm vì có 2 cháu nội chịu cảnh mồ côi bố, mẹ bỏ đi lấy người khác  nên phải về ở với ông bà già cả, không còn sức lao động. Năm nay, nhờ người giúp nên gia đình trồng được 1,5 sào, nhờ có lực lượng bộ đội nên đã gặt gần xong. Bà Hảo, vợ ông Hoàn, thở hắt ra: “Thật may là có các chú đến kịp chứ bà cháu không biết xoay xở ra răng. Thật ơn ni không biết lấy chi trả được”.

Xe cút kít cũng được trưng dụng để chuyển lúa lên bờ

Tạm rời Hưng Thông, chúng tôi tìm về Hưng Phúc. Ngay tại sân trụ sở xã, một cảnh tượng rất vui và cảm động đang diễn ra. Bởi dù là lực lượng 70 CBCS của Đội Quy tập liệt sỹ vừa xuống  xe, đang chuẩn bị tập hợp thì người dân đã đứng bám xung quanh, vừa chỉ trỏ “Mấy chú ni của tui”, “Hai chú ni về nhà tui, chú hè?”, làm tất cả các chiến sỹ lúng túng vì chẳng biết nên nghe ai. Theo trung tá Nguyễn Văn Dậu - Đội phó quân sự, từ khi nhận được chỉ lệnh của cấp trên, Đội Quy tập đã khẩn trương quán triệt và có mặt tại địa bàn ngay từ hơn 6 giờ sáng 11/9. Đội chia người về 9 xóm để triển khai nhiệm vụ. Toàn bộ cơm nước đều được nấu từ dưới đơn vị chở lên xã để bộ đội ăn tại chỗ nhằm đảm bảo thời gian. Trong quá trình gặt, sẽ tập trung cho những điểm ngập nặng nhất trước. Chúng tôi được biết thêm một điều cảm động, đó là toàn đội đang trong thời kỳ huấn luyện, ổn định mọi việc để chuẩn bị đi làm nhiệm vụ bên nước bạn Lào, nhưng nghe lệnh của BCH, đã sẵn sàng về ngay với dân. Bước chân người ính quy tập trước khi đi vào rừng thẳm, núi cao của đất bạn Lào xa xôi đã phải tạm ngừng để trần lưng, ngâm mình dưới ruộng sâu giúp dân cứu lúa chạy lụt. Ông Nguyễn Thanh Sâm - Chủ tịch xã, cho biết: vụ này toàn xã gieo trồng 243 ha lúa hè thu, trong đợt mưa vừa qua đã gây ngập nặng 137 ha, trước khi bộ đội có mặt, dân đã tự gặt khoảng 1/3. Xã cùng rất mừng khi có sự giúp đỡ trực tiếp của bộ đội, bởi khoảng 100 ha còn lại, nếu không nhanh sẽ mất trắng. Tiếp theo, xã Hưng Phúc sẽ cho học sinh cấp 2 nghỉ học để phụ giúp gặt lúa. Cũng như Hưng Thông, xã cũng “ưu tiên” bộ đội về với các gia đình chính sách, neo đơn, nhà có người đang tại ngũ.

Các chiến sỹ trung đoàn 764 gặt lúa giúp gia đình ông Nguyễn Bá Hoàn

(xóm 6-Hưng Thông)

Tại các xóm 2, 6, 7 là những nơi ngập nặng hơn cả, các chiến sỹ vẫn ngập trong nước cùng dân. Vì ở Hưng Phúc phải rải quân ra nhiều xóm nên cứ 2 người về một gia đình. Chị Nguyễn Thị Thơm (xóm 6), chồng mất nên chỉ có mình chị đi làm. Chị đang cùng 2 chiến sỹ đẩy chiếc xuồng đầy những bó lúa ướt sũng đưa lên bờ. Chị bảo: “Mấy hôm nhìn trời, trông đất, không biết mần răng, nay thì đỡ rồi. Quả thật, với 5 sào ruộng của chị mà không có thêm người thì có lẽ cũng... đành chịu cho luá mục hết. Tại 1 mẫu ruộng của gia đình ông Nguyễn Trọng Hùng, xóm 8, vừa nhìn số diện tích đã thu hoạch quá nửa, ông khoe: “Thằng Nguyễn Trọng Dũng con tui vừa nhập ngũ xong, đang lo thiếu người thì may quá, lại có bộ đội về giúp luôn. Thật là may mắn lắm”. Đại úy Nguyễn Văn Cảnh, đang giúp gia đình nhà ông Hùng, tâm sự với chúng tôi ngay bên ruộng: ”Bộ đội cũng từ nhân dân mà ra, bản thân tôi cũng vậy, cho nên chúng tôi rất thấu hiểu và thương họ những khi bị thiên tai thế này. Cho nên có lệnh giúp dân là chúng tôi luôn sẵn sàng và làm hết sức mình”.
    
Theo kế hoạch, các CB,CS sẽ tiếp tục chia sẻ, giúp đỡ người dân 2 xã trong khoảng 3 ngày, cho đến khi hết lúa mới thôi, sau đó tiếp tục đi xã khác.
 
Những cánh đồng của Hưng Nguyên đang còn ngập nước trắng băng, nhưng đã thấy thấp thoáng nụ cười của người dân khi những hạt lúa đã được bộ đội về vớt lên bờ, lại thấy thêm sự ấm áp tình quân dân lúc gian khó.

Trần Hải

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.