Tổng thống Brazil không bị điều tra liên quan đến bê bối Petrobras

Ngày 6/3, báo chí Brazil đưa tin Tổng thống Dilma Rousseff không có tên trong danh sách 54 chính trị gia bị Trưởng công tố Rodrigo Janot yêu cầu Tòa án Tối cao Liên bang điều tra do bị tình nghi dính líu tới vụ tham nhũng quy mô lớn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras gây chấn động chính trường nước này trong thời gian qua.
Tổng thống Dilma Rousseff. Nguồn: AFP/TTXVN
Tổng thống Dilma Rousseff. Nguồn: AFP/TTXVN
Trước đó, có nhiều nguồn tin cáo buộc Tổng thống Rousseff và người tiền nhiệm Lula da Silva biết về sự tồn tại của đường dây này. 
Vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras bị phanh phui từ tháng 3/2014 sau khi cựu Giám đốc bộ phận cung ứng của Petrobras Paulo Roberto Costa khai báo đã nhận tiền hối lộ từ mạng lưới rửa tiền quy mô lớn do những doanh nghiệp xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil là đối tác của tập đoàn này cấu kết thành lập.
Cảnh sát ước tính đường dây này đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức lãnh đạo Petrobras trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Lula da Silva. Khi đó, bà Rousseff là Bộ trưởng Khoáng sản và Năng lượng.
Danh sách chính thức về những người bị điều tra chưa được công bố song theo một số nguồn tin, trong số đó có cả Chủ tịch Thượng viện Renan Calheiros và Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha. 
Trước đó, 39 người đã bị cáo buộc phạm các tội danh tham nhũng, rửa tiền và tống tiền liên quan đến vụ việc trên. 
Hôm 5/3, Quốc hội Brazil cũng thành lập một ủy ban để điều tra về những nghị sỹ bị cáo buộc liên quan tới vụ bê bối này.
Theo Vietnam+

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.