Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu công du Nhật Bản

Ngày 23/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thủ đô Tokyo, Nhật Bản, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á nhằm thúc đẩy cam kết của Washington đối với khu vực này.
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Nhật Bản trong 18 năm qua.
Theo kế hoạch, Tổng thống Obama sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong ngày 24/4.
Tổng thống Barack Obama (trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phía trước nhà hàng sushi Sukiyabashi Jiro tại quận Ginza, Tokyo. (Nguồn: TTXVN)
Tổng thống Barack Obama (trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phía trước nhà hàng sushi Sukiyabashi Jiro tại quận Ginza, Tokyo. (Nguồn: TTXVN)
Dự kiến, các thỏa thuận liên minh an ninh và kinh tế, trong đó gồm cả tiến trình đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - sẽ là những chủ đề thảo luận chính trong cuộc gặp giữa hai lãnh đạo.
Ngoài ra, ông Obama cũng sẽ đề cập đến tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.
Trong văn bản viết tay đăng trên nhật báo Yomiuri Shinbun của Nhật Bản số ra ngày 23/4, Tổng thống Obama cho rằng: "Chuỗi đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản vì vậy nằm trong phạm vi bảo vệ của Điều 5, Hiệp ước An ninh và Hợp tác Mỹ-Nhật."
Trước đó, Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào phương hại đến sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama tuyên bố rõ về vấn đề này.
Nhà Trắng từng tuyên bố sẽ không đưa ra quan điểm liên quan đến chủ quyền của Senkaku/Điếu Ngư, song việc bảo vệ quần đảo này đã được ghi rõ trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng quân đội Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản, trong đó bao gồm Senkaku/Điếu Ngư.
Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton cũng đã đề cập đến vai trò của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật và vấn đề Senkaku/Điếu Ngư trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản.
Sau Nhật Bản, Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục đến thăm Hàn Quốc, Malaysia và Philippines./.
Theo TTXVN

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.