Tổng thống Nga Vladimir Putin "xoay vần" thách thức trong và ngoài nước

(Baonghean) - Những ngày vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin liên tục phải đối diện với hàng loạt thách thức trong và ngoài nước, đó là những tranh cãi về vấn đề cung cấp khí đốt cho khu vực miền Đông Ukraine, quan hệ với các nước châu Âu và đặc biệt là vụ ám sát lãnh đạo đảng đối lập Boris Nemtsov. Chưa biết hiệu quả cuối cùng của cách xử lý khó khăn và khủng hoảng của Tổng thống Putin đến đâu, nhưng con số người dân Nga ủng hộ Tổng thống vẫn ở mức cao trên 80% đã cho thấy một niềm tin cần thiết để có thể giúp nước Nga vượt qua mọi thách thức đối với quốc gia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. 	Nguồn: Politico.com
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: Politico.com
Mềm dẻo trong vấn đề khí đốt
Ngày 2/3 vừa qua, Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận mới nhất nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho Ukraine trong tháng 3 này, đồng thời cũng giúp châu Âu tránh được nguy cơ gián đoạn nguồn cung khí đốt. Nhìn lại “mối quan hệ” khí đốt giữa Nga và Ukraine, những năm gần đây, hai nước láng giềng vốn có nhiều khúc mắc liên tục “dùng dằng” trong cuộc chiến khí đốt. Mới nhất, căng thẳng xuất hiện khi Nga đe dọa sẽ cắt khí đốt bơm cho Ukraine vào ngày 3/3 nếu không nhận được khoản thanh toán trước như thỏa thuận đạt được hồi tháng 10/2014. Nếu thực tế diễn ra việc Nga ngừng cung cấp khí đốt sang Ukraine sẽ không chỉ khiến Ukraine “giá lạnh” mà còn tái hiện kịch bản từng xảy ra năm 2009 khi nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu bị gián đoạn, khiến một bộ phận người dân khu vực này không có khí đốt để sưởi ấm giữa tháng 2 giá lạnh.
Theo thỏa thuận mới nhất, hai bên thống nhất tạm đặt việc bơm khí đốt cho các khu vực thuộc Donetsk và Luhansk, đồng thời đảm bảo nguồn cung khí đốt tới châu Âu. Trong bối cảnh các bên vừa ký kết thỏa thuận ngừng bắn Minsk, tình hình miền Đông Ukraine cũng có nhiều tiến triển, dư luận có thể lý giải được bước đi của Tổng thống Putin khi mới trước đó cuối tháng 1 vừa qua, chính ông đã đưa ra lời đe dọa ngưng cấp khí đốt cho miền Đông Ukraine. Có lẽ vào thời điểm này, việc đe dọa ngừng cung cấp khí đốt có thể là một “con bài” mặc cả nhưng đã không còn là “át chủ bài” của Nga trên các bàn đàm phán với phương Tây.
Vì vậy, cắt khí đốt cho Ukraine và gián đoạn nguồn cung đến châu Âu thì nền kinh tế đang tụt dốc của Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Bởi thế, việc ông Putin xuống thang trong vấn đề khí đốt vừa là tính toán có lợi về kinh tế vừa là một yếu tố giúp làm giảm căng thẳng tại miền Đông Ukraine. Để thể hiện cho thiện chí này, Tổng thống Putin hôm 4/3 đã tuyên bố rằng, Nga không muốn lặp lại những xung đột khí đốt từng xảy ra với Ukraine quanh các vấn đề về giá cả và hóa đơn chưa thanh toán. Rõ ràng, sự điều chỉnh trong con bài khí đốt của Tổng thống Putin đã không chỉ khiến châu Âu, Ukraine và cả Nga đạt được những lợi ích nhất định. 
Làm thân với từng quốc gia châu Âu
Không chỉ thay đổi các bước đi trong vấn đề khí đốt với Ukraine và châu Âu, Tổng thống Putin thời gian này còn đang thực hiện một kế hoạch chiến lược mà giới phân tích gọi là “chiến thuật tranh thủ sự ảnh hưởng của từng nước châu Âu”. Mới nhất, trong chuyến thăm Nga hồi tuần trước, Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo đó, tàu Hải quân Nga sẽ sớm sử dụng các cảng biển của Nicosia như một căn cứ bổ sung vũ khí và thiết bị quân sự khi cần thiết.
Nhìn lại thời gian gần đây, không chỉ có Cyprus, Chính phủ của Tổng thống Putin còn tăng cường quan hệ với một số nước nước thành viên Liên minh châu Âu khác như Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ hay Hy Lạp. Như trong chuyến thăm Hungary giữa tháng 2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Viktor Orban đã ký hợp tác trong hàng loạt các lĩnh vực, đặc biệt là về năng lượng với hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga cho Hungary sau năm 2015. Hay trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Putin tháng 12 năm ngoái, lãnh đạo hai nước đã nhất trí về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới biển với công suất 63 tỷ m3/năm. Đây là món quà lớn mà Tổng thống Putin dành cho Ankarra nhưng cũng là một “gáo nước lạnh” dội vào các nước châu Âu. 
Bên cạnh Hungari và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga còn nỗ lực bắt tay với một thành viên khác của Liên minh châu Âu là Hy Lạp với những lời ủng hộ tân Tổng thống và cam kết hỗ trợ chính quyền Athens. Lý giải các bước đi của Tổng thống Putin, giới phân tích cho rằng, Nga muốn thông qua các nước này để khoét sâu những mâu thuẫn và bất đồng đang tồn tại trong EU liên quan đến các lệnh trừng phạt Nga, từ đó gây sức ép khiến EU gỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Bởi để áp đặt các lệnh trừng phạt mới vào Nga, EU cần sự nhất trí cao của các thành viên, tuy nhiên cho tới nay, sự thống nhất này đang bị lung lay khi cả Hungary, Hy Lạp và Cyprus liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga. Với chiến lược tranh thủ sự ảnh hưởng của từng thành viên EU của Tổng thống Putin, có thể thấy rằng, không phải lúc nào kẻ đi đường vòng cũng là người đến sau.
Cứng rắn trong vụ ám sát lãnh đạo phe đối lập
Mềm dẻo trong vấn đề khí đốt và lựa đường trong quan hệ với các nước châu Âu, nhưng dư luận những ngày qua đang thấy một vị Tổng thống Nga cứng rắn trong các tuyên bố về vụ ám sát lãnh đạo phe đối lập Boris Nemtsov xảy ra hôm 27/2 (giờ địa phương). Ngay sau vụ việc, hôm 1/3, Tổng thống Putin đã gửi lời chia buồn tới gia đình của cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov, đồng thời cam kết sẽ làm tất cả để những thủ phạm thực hiện vụ ám sát này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đến ngày 4/3, Tổng thống Putin nhấn mạnh, vụ ám sát là một hành động mang động cơ chính trị, đồng thời yêu cầu các cơ quan an ninh Nga không để lặp lại thảm kịch tương tự. Hiện đang có nhiều giả thuyết khác nhau, như đây là một vụ sát hại được "đặt hàng", các phần tử Hồi giáo cực đoan tức giận trước sự ủng hộ mà ông Nemtsov dành cho tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, hay các lãnh đạo phe đối lập khác bên trong nước Nga muốn “gây bất ổn cho nước Nga”, hoặc giả vụ ám sát có nhiều chi tiết liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine…. 
Theo giới quan sát, dường như vụ ám sát nhà lãnh đạo đối lập Nemtsov tại Nga đang là cái cớ để phương Tây chĩa mũi dùi chỉ trích vào ông Putin, còn báo chí phương Tây cũng đang khai thác tối đa cái chết của ông Nemtsov để gây nhiễu loạn dư luận và xã hội nước Nga từ bên trong. Dẫn chứng là Hãng tin Reuters ngày 28/2 dẫn lời Tổng thống Ukraine Poroshenko chỉ ra nguyên nhân ông Boris Nemtsov bị giết hại là do ông có bằng chứng về vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine và sẽ tiết lộ chúng. Hay nhà hoạt động đối lập Galperin nói với báo giới rằng: “Người ta sợ ủng hộ phong trào của chúng tôi. Các nhà hoạt động đối lập nhận được lời đe dọa hàng ngày và Boris không phải trường hợp ngoại lệ. Nhưng họ sẽ không ngăn cản được chúng tôi”. Còn cựu lãnh đạo Đảng Quả táo (Nga) Grigory Yavlinsky cho rằng, trách nhiệm chính trị của vụ này thuộc về chính quyền và cá nhân Tổng thống Putin. 
Thế nhưng những ngày qua cũng có luồng ý kiến khác nhận định rằng, vụ ám sát này thực sự đã gây ra những luồng dư luận trái chiều tại Nga đối với Tổng thống Putin - ủng hộ có, chỉ trích có, cáo buộc có; thế nhưng đáng chú ý nhất là tỷ lệ ủng hộ của người dân với chính quyền của ông Putin vẫn là hơn 80%.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau vụ ám sát ông Nemtsov, nhiều người dân Nga thẳng thắn cho rằng, chính quyền Nga hoàn toàn không được lợi gì từ vụ việc này, chắc chắn đây là một hành động khiêu khích nhằm chống lại chính phủ Nga… Không phải là điều dễ dàng khi một vị Tổng thống chiếm được lòng tin của người dân, và càng không dễ để giữ vững được lòng tin này qua nhiều biến cố và khó khăn của đất nước. Vì vậy, sự cứng rắn hay mềm dẻo của Tổng thống Putin trong việc xử lý vụ ám sát, trong vấn đề Ukraine hay quan hệ với phương Tây có lẽ vẫn đang nhận được một sự ủng hộ lớn từ phía người dân Nga. Đây chính là động lực để ông Putin đưa ra những quyết sách tiếp theo thời gian tới đây để giải quyết các vấn đề khó khăn của đất nước.
Phương Hoa

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.