Trăn trở trong quy hoạch mạng lưới trường lớp
(Baonghean) - Quy hoạch mạng lưới trường lớp là một chủ trương lớn của ngành GD&ĐT trong việc sáp nhập, chia tách các trường học cũ thành các trường mới, nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, việc quy hoạch này cần phải được thực hiện trên cơ sở thực tế, đặc thù của từng địa phương.
(Baonghean) - Quy hoạch mạng lưới trường lớp là một chủ trương lớn của ngành GD&ĐT trong việc sáp nhập, chia tách các trường học cũ thành các trường mới, nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, việc quy hoạch này cần phải được thực hiện trên cơ sở thực tế, đặc thù của từng địa phương.
Trở lại Trường THCS Đại Minh (Yên Thành) sau 4 năm, trường được sáp nhập từ Trường THCS Đại Thành và THCS Minh Thành. Đây là 1 trong 4 trường THCS trên địa bàn huyện Yên Thành được sáp nhập từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011. Thầy Tô Viết Thiết - Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi cho biết: Sau khi sáp nhập, học sinh đến trường đầy đủ, chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên. Năm học 2011-2012, trường có 14 lớp với 459 học sinh, trong đó Đại Thành 138 học sinh, Minh Thành 318 học sinh, Lý Thành 3 học sinh, với 46 CBGV.
Trên diện tích trường cũ 7.875 m2 khi mới sáp nhập, hiện nay trường được đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất. Đã xây dựng thêm 1 nhà học cao tầng 10 phòng, nâng tổng số phòng học lên 22; sửa chữa 6 phòng học cấp 4 cũ thành 7 phòng học đa chức năng, mở rộng thêm 3.000m2 sân TDTT, đạt bình quân 23,7m2/học sinh, nâng diện tích trường lên 10.875m2.
Thăm Trường mầm non xã Yên Na (Tương Dương).
Không chỉ riêng huyện Yên Thành, hiện toàn tỉnh có 1.581 trường học từ bậc mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp, chỉ tính từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012 đã có 32/51 trường tiểu học, 74/137 trường THCS thực hiện sáp nhập trường theo quy hoạch. Hầu hết các trường sau sáp nhập, về cơ sở vật chất được đầu tưđồng bộ, tỷ lệ học sinh đến trường cơ bản ổn định, chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến tốt.
Mặt khác, hiện nay, tùy theo nhu cầu học tập của học sinh, nhiều trường cũng nhanh chóng được thành lập mới. Ngay nhưở TP Vinh, từ nhiều năm qua, hiện tượng quá tải ở các trường mầm non đã khiến nhu cầu tìm trường cho con em của các bậc phụ huynh rất vất vả. Vì thế, đểđáp ứng nhu cầu đó, mới đây thành phốđã có quyết định thành lập thêm 3 trường mầm non tư thục, dự kiến sẽđi vào hoạt động từ năm học 2012-2013. Việc thành lập mới các trường mầm non ngoài công lập phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục, giảm bớt áp lực cho các trường công lập và thực hiện huy động xã hội hóa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
Việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học là một chủ trương lớn, tuy nhiên theo ông Lê Văn Ngọ - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Bên cạnh kết quảđạt được, công tác quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có thể kểđến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp đến tận mỗi người dân có lúc còn hạn chế.
Tại một sốđịa phương, một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch nên ảnh hưởng đến lộ trình; giáo viên dôi dư nhiều, việc thực hiện sáp nhập trường chưa thể hiện được hiệu quả về tiết kiệm biên chế trong thời điểm hiện nay; nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế, nhiều trường sau sáp nhập không có điều kiện quy hoạch về một điểm trường, vì vậy ảnh hưởng không nhỏđến công tác dạy và học; một số nơi, đặc biệt là TP Vinh không có quỹđất để xây dựng trường sau sáp nhập... Đối với địa bàn miền núi, do những khó khăn đặc thù như: địa hình bị chia cắt, dân cư sống phân tán nên khó khăn cho việc quy hoạch các điểm trường với đủ số lớp và học sinh theo quy định.
Vì vậy, để công tác quy hoạch trường học đạt hiệu quả, đảm bảo đúng lộ trình, thời gian tới, Sở GD&ĐT cần tiếp tục khảo sát, đánh giá để chỉđạo các địa phương khắc phục những khó khăn, với những nơi đặc thù cần có sựđiều chỉnh phù hợp. Quan tâm chỉđạo xây dựng các trường bán trú dân nuôi, tạo điều kiện cho giáo dục miền núi phát triển. Bố trí phù hợp đối với các giáo viên dôi dư. Với các địa phương, các trường cần nỗ lực khắc phục những khó khăn mang tính đặc thù để huy động các nguồn lực hỗ trợ, tuyên truyền vận động người dân đồng tình ủng hộ việc quy hoạch mạng lưới trường lớp sát đúng, phù hợp với thực tếđịa phương đểđảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học trên địa bàn.
Đặng Cường