Triển lãm "Hàng giả - hàng thật 2013"
Với cuộc triển lãm này, đơn vị tổ chức là Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhắm đến mục đích tuyên truyền và hướng dẫn người dân, cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong việc sản xuất, mua bán, sử dụng hàng hóa. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất cùng tham gia bài trừ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Nhìn tất cả những chiếc xe đạp điện được trưng bày tại triển
Một loại rượu vi phạm chất lượng không được lên men tự nhiên. |
lãm, người tiêu dùng khó có thể nhận biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả nhái thương hiệu rất phổ biến hiện nay, trong khi người tiêu dùng rất thiếu thông tin về phân biệt hàng nhái, hàng giả từ phía nhà cung cấp.
Cách phân biệt duy nhất mà người tiêu dùng cần biết là số xe gắn trên may-ơ phải trùng với số trên giấy xuất xưởng, thế nhưng chẳng mấy ai chú ý đến điều đó. Căn bản là nhà cung cấp thiếu thông tin khuyến cáo tới người tiêu dùng, ngược lại nhận thức của người tiêu dùng cũng còn quá nhiều hạn chế, thế nên những chiếc xe giả mới rộng đường phát triển.
Vô số hàng tiêu dùng khác cũng bị làm giả, ngày càng gia tăng cả về quy mô, mức độ vi phạm, công nghệ làm giả hàng hóa ngày càng tinh vi, rất khó phân biệt, từ hàng cao cấp đến hàng bình dân. Dễ dàng nhận thấy, hàng giả len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống, xuất hiện trong từng hành vi tiêu dùng ăn, mặc, ở của người dân. Vì siêu lợi nhuận, hàng giả tự do công khai, bất chấp sự kiểm soát của lực lượng chức năng.
Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết: “Việc kiểm soát là rất khó, bởi hàng giả rất tinh vi, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng chưa mạnh mẽ và chế tài xử phạt còn rất hạn chế”.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường cả nước xử lý gần 58.000 vụ vi phạm, trong khi đó, các biện pháp phòng vệ của doanh nghiệp còn yếu, nhiều doanh nghiệp loay hoay chưa biết cách bảo vệ thương hiệu, thậm chí không quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, các giải pháp công nghệ bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Ngoài doanh nghiệp, cuộc chiến chống vấn nạn hàng giả còn cần những giải pháp đồng bộ từ phía nhiều bộ, ngành. Đại diện Bộ Công Thương kỳ vọng những triển lãm như thế này sẽ được tổ chức nhiều hơn nữa, tại nhiều địa phương, để cuộc chiến chống hàng giả sẽ ăn sâu vào từng người dân, doanh nghiệp. Đó sẽ là cuộc chiến từ ý thức của cộng đồng xã hội, chứ không chỉ dừng lại ở những đợt thanh tra, kiểm tra thị trường.
Theo VTV News - LC