Trở lại vùng đất thiêng

(Baonghean) Tháng 7, nắng và gió Nam - Lào đã làm cho đất trời Quảng Trị như một chảo lửa; Cái nắng đó, vẫn không ngăn được dòng người từ các nơi trên khắp cả nước hướng về mảnh đất anh hùng, nơi mà hàng vạn người lính đã hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, Hội CCB Báo Nghệ An đã trở lại vùng đất thiêng này để thăm lại chiến trường xưa, để tri ân đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc, mỗi người mang theo một tâm trạng và cảm xúc riêng...

Gần 12 giờ trưa ngày 21/7, đoàn chúng tôi đặt chân xuống Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Khoác trên mình bộ quân phục, bắt đầu từ 1 giờ 30 phút, địa điểm đầu tiên đoàn chúng tôi đến là Thành cổ Quảng Trị. Rất nhiều ô tô chở khách tham quan trên khắp cả nước đến đây, bãi đỗ xe không còn chỗ trống. Mỗi đoàn đến từ các vùng miền khác nhau, nhưng cùng chung tâm niệm thăm lại chiến trường xưa, thắp nén hương cho đồng đội, với thế hệ trẻ là kính cẩn thắp nén hương cho những người đã nằm xuống trên mảnh đất này.

CCB Báo Nghệ An làm lễ kính cáo tại Tượng đài trung tâm Nghĩa trang Trường Sơn. Ảnh: Mai Hoa.

Quảng Trị có 2 con sông nổi tiếng trong lịch sử là Bến Hải và Thạch Hãn. Sau ngày non sông thống nhất, Quảng Trị có 2 nghĩa trang liệt sỹ được công nhận cấp Quốc gia. Đó là Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9. Ở vùng đất thiêng ấy còn có những tên đất từng vang vọng năm châu qua cuộc kháng chiến: Lao Bảo, Làng Vây, Khe Sanh, Tà Cơn, Phu Lơ, Cửa Tùng, Cửa Việt, địa đạo Vĩnh Linh... và Thành cổ Quảng Trị với trận chiến 81 ngày đêm rất đỗi anh hùng. Nói đến vùng đất này, nhà báo Minh Thông của đoàn Báo Nghệ An rất tự hào kể về người đồng đội của mình là nghệ sỹ nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương, người khởi xướng nghi lễ thả hoa tưởng niệm đồng đội trên dòng Thạch Hãn. Trong thời khắc thiêng liêng giao hòa giữa đôi bờ hư ảo ấy, những câu thơ gan ruột trong tâm hồn người nghệ sỹ đã bật lên, vang mãi: "Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm".

Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9, nơi yên nghỉ của hơn 1 vạn liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một trong những chứng tích lịch sử về cuộc đấu tranh kiên cường của quân và dân ta trên Đường 9 anh hùng. Những ngày này, Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9 như một công trường đang xây dựng. Gần 1 năm qua, được sự nhất trí của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị, với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cán bộ, viên chức ngành Tài chính trên cả nước đã chung tay góp sức nâng cấp, xây dựng khu hành lễ nghĩa trang. Đây là nén tâm nhang thành kính của ngành Tài chính đối với các anh hùng liệt sỹ, công trình được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, đáp ứng được sự mong mỏi của thân nhân và gia đình các liệt sỹ, cũng như nhân dân cả nước. Hàng chục công nhân đang khẩn trương hoàn thiện từng hạng mục, sΩn sàng cho tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ tri ân cho các anh hùng - liệt sỹ trước ngày 27/7. Ông Nguyễn Tài Tuệ, người quản trang Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9, xúc động nói: "Tháng 7 năm nay, tổ quản trang chúng tôi phải vất vả hơn các năm trước, vì các đoàn khách đến viếng nghĩa trang nhiều hơn, hơn nữa nghĩa trang đang giai đoạn hoàn thiện nâng cấp nên chúng tôi phải sắp xếp, bố trí các đoàn vào phải hợp lý".

Rời Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9, xe chúng tôi lăn bánh trên đường Hồ Chí Minh, qua những cánh rừng cao su bạt ngàn để đến Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Ở đây, có rất nhiều đoàn đến dâng hương cho 1 vạn anh hùng liệt sỹ. Ngay phía sau đài tưởng niệm của nghĩa trang là khu vực liệt sỹ quê hương Nghệ An. Chúng tôi, ai cũng muốn đọc được nhiều tên tuổi của các anh, muốn được cắm một nén hương cho các anh đang yên nghỉ. Liệt sỹ La Quý Dậu, sinh năm 1951, quê quán xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, nhập ngũ tháng 1/1971, hy sinh tháng 12/1972; Liệt sỹ Trương Văn Hòa, sinh năm 1946, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, nhập ngũ tháng 4/1967, hy sinh ngày 2/11/1972... Các anh còn rất trẻ!

Trong chuyến đi này, có nhà báo Phan Văn Toàn (Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An), Chủ tịch Hội CCB của Báo, là người đã từng tham gia chiến đấu giành giật từng tấc đất Quảng Trị, anh đã để lại một phần máu thịt của mình ở chiến trường. Trên suốt chặng đường, anh kể cho chúng tôi - những thế hệ người lính trong thời bình, nghe những địa danh, những trận đánh ác liệt của chiến dịch năm 1972 trên đất thép Quảng Trị. Tại hai nghĩa trang đã có hơn 20 nghìn đồng đội của anh yên nghỉ. Anh thắp những nén hương thơm, lặng người đứng trước những phần mộ, đọc tên từng đồng đội. Và anh đã đọc mấy đoạn thơ do mình sáng tác: "Mười hai đứa con làng Quỳnh năm ấy/ Những sinh viên, lớp mười, lớp bảy/ Vinh, Quang, Sanh, Liêu, Lộc, Châu, Toàn/ Sức trẻ lên đường đánh Mỹ/ Ngày toàn thắng bao tuổi xuân ngã xuống/ Đồng đội Quang, Sanh, Châu, Lộc... đâu rồi/ Giữa đại ngàn Trường Sơn các anh ở lại/ Gió thì thầm ru mãi tuổi đôi mươi". Đây không phải là lần đầu tiên CCB Phan Văn Toàn trở lại chiến trường xưa để viếng đồng đội, nhưng lần này trong lòng anh thêm một lần xúc động, là với cương vị Chủ tịch Hội CCB của tòa soạn báo, dẫn đầu đoàn, trong đó phần lớn là các đồng chí sinh ra trong thời bình.

Phóng viên Báo Nghệ An ghi lại chứng tích vũ khí hủy diệt của đế quốc Mỹ.

Ảnh: Minh Thông.

Đối với tôi, ấn tượng của chuyến đi này chính là những giọt nước mắt của thế hệ trẻ hôm nay. Tuy là những người sinh ra và lớn lên trong hòa bình nhưng vẫn xúc động khi chứng kiến những chiến tích của chiến tranh, mỗi khi đứng trước hàng vạn ngôi mộ trong các nghĩa trang liệt sỹ. Đứng trước các anh, chúng tôi, từng người trong đoàn lặng lẽ tỏa ra các khu mộ theo các địa danh và đứng thật lâu tại các địa danh của quê hương mình, tìm tên từng người trên các tấm bia mộ có ghi tên, tuổi, địa danh xã, huyện, tỉnh, như tìm đến sự chia sẻ, an ủi với các anh - tôi mạo muôi gọi những người ấy là đồng hương đã nằm xuống nơi đây. Không thể bù đắp hết được những đau thương, mất mát của những gia đình chính sách, những người đã hy sinh cho Quảng Trị hôm nay có được một màu xanh non nơi thành cổ và bình yên khắp mọi nơi. Nhưng với những cử chỉ dù nhỏ nhoi cũng góp phần làm ấm lòng người ở lại.

Tháng 7 này, dù cho nắng và gió Nam Lào thổi rát, vẫn không thể ngăn nổi từng dòng người đổ về đất thiêng Quảng Trị. Vùng đất thêm một lần hương hoa giăng ngút ngàn. Trong số những dòng người ấy, không chỉ thân nhân các liệt sỹ, mà rất nhiều bạn trẻ cũng tìm đến vùng đất một thời hoa lửa để được nghe, được chứng kiến những hào hùng và dữ dội của dân tộc. Những cỏ cây và hoa rừng vẫn cứ vươn cao xanh mát, tỏa hương như biểu tượng anh linh của những người đã khuất.

Xuân Hoàng

tin mới

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…