Trọn nghĩa vẹn tình

(Baonghean) - Những năm qua, Quỳnh Lưu là một trong những địa phương được đánh giá thực hiện tốt các chế độ, chính sách và luôn quan tâm chăm lo cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Đồng thời, huy động được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

Những ngày tháng 7 tri ân này, tại nhà bà Trương Thị Thu (SN 1952) ở xóm 6, xã Quỳnh Tam  luôn đầy ắp tình người. Bà Thu là vợ liệt sỹ Bùi Ngọc Ngân, góa bụa từ khi mới 20 tuổi. Bà ở vậy thờ chồng, nuôi con gái cho đến lúc trưởng thành, nuôi dưỡng cha mẹ chồng đến khi khuất núi. Tuy ở một mình nhưng bà Thu không cảm thấy cô đơn. Vào những dịp lễ, tết trong năm, cũng như bao gia đình có công với cách mạng khác tại huyện Quỳnh Lưu, nhà bà Thu đông vui hẳn lên bởi sự thăm hỏi và những món quá tri ân từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Năm ngoái, bà Thu được hỗ trợ xây dựng ngôi nhà mới khang trang. Bà cười trong xúc động: “Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của chính quyền địa phương, bà con, tôi khó mà xây được ngôi nhà này. Mỗi người một tay, người thì giúp ngày công, người thì nguyên vật liệu, rồi còn tặng các vật dụng, thương xuyên thăm hỏi, động viên nên tôi thực sự rất biết ơn”.  
Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu trao quà cho gia đình chính sách.
Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu trao quà cho gia đình chính sách.
Xuôi xuống ven biển, ở xóm 4 xã Quỳnh Thuận, có thương binh 4/4 Nguyễn Công Hưng (SN 1957). Sau những năm tháng chiến đấu ở chiến trường miền Đông, chiến trường Campuchia… và bị nhiễm chất độc da cam. Không những sức khỏe ông ngày càng suy yếu mà 3 trong 4 người con của ông cũng phải chịu những cơn động kinh bất thường. Nhờ được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Quỳnh Thuận cũng như huyện Quỳnh Lưu quan tâm, chăm sóc tận tình, chu đáo nên ông cảm thấy vững tâm phần nào. Mỗi khi trái gió, trở trời, ông đều được nhân viên y tế tới tận nhà để chăm sóc sức khỏe, động viên giúp ông nhanh hồi phục. Ngoài ra, ông còn được Hội CCB xã, Ngân hàng Chính sách xã hộị huyện hỗ trợ vay vốn để chăn nuôi hươu, bò và nhím sinh sản, nhờ đó, đời sống gia đình dần được cải thiện. 
Bà Thu, ông Hưng là hai trong số hàng ngàn người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ… được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Lưu thường xuyên quan tâm, chăm sóc. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc, huyện Quỳnh Lưu có hàng vạn người con hăng hái lên đường trực tiếp chiến đấu hoặc phục chiến đấu trên khắp các mặt trận của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, góp phần vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong số đó, có 134 Lão thành cách mạng, 65 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 3.740 người con ưu tú của quê hương vĩnh viễn nằm lại trên khắp các chiến trường; 3.874 người khi trở về quê hương mang trên mình những vết thương, bệnh tật; 685 người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học, 20.891 gia đình có công với cách mạng và người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến.
Để thực hiện tốt các chế độ, chính sách và làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình có công với cách mạng, huyện Quỳnh Lưu tập trung chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát những người có công đủ điều kiện mà chưa được hưởng chế độ; thực trạng đời sống của các gia đình chính sách để đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ và huy động các nguồn lực để giúp đỡ các gia đình chính sách về vật chất, tinh thần. Từ năm 2012, mỗi tháng Phòng Lao động - TB&XH trực tiếp về từ 2 - 3 xã mời tất cả các đối tượng thụ hưởng chính sách tập trung về trụ sở UBND xã để được cung cấp các thông tin, chủ trương của Đảng, chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và những phản ánh mà đối tượng còn băn khoăn, kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc ở cơ sở. Chính vì vậy, trong năm 2013, trên địa bàn huyện không có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ, chính sách. Đến nay, huyện đã cơ bản hoàn thành việc xác nhận và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công còn tồn đọng theo quy định. 
Mỗi năm, huyện vận động cán bộ và nhân dân đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng; xây mới tặng 15 đến 20 nhà tình nghĩa; sửa chữa 35 đến 40 nhà ở cho người có công; tặng 100 đến 150 sổ tiết kiệm tình nghĩa. Từ 2001 đến hết năm 2013, toàn huyện đã vận động được hơn 13,5 tỷ đồng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; tặng 193 nhà tình nghĩa và sửa chữa 559 nhà ở cho người có công, tặng 2.223 sổ tiết kiệm tình nghĩa, với số tiền 600,1 triệu đồng. Có 55 cơ quan, đơn vị và trường học nhận giúp đỡ 55 thân nhân liệt sỹ. 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời. Vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7 hàng năm, huyện đều trích ngân sách hàng trăm triệu đồng tổ chức cho các thân nhân đi thăm viếng mộ của liệt sỹ tại nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Việt - Lào; tổ chức gặp mặt mẹ, vợ liệt sỹ tiêu biểu; tổ chức các đợt khám bệnh lưu động để tư vấn sức khoẻ và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng có công. Thực hiện chủ trương xã hội hoá  công tác Đền ơn đáp nghĩa, hàng năm, huyện đều vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trích từ quỹ phúc lợi để thăm, tặng quà các gia đình chính sách với số tiền khoảng 2 tỷ đồng. 
Cảm nhận được sự quan tâm, trân trọng của toàn xã hội, bản thân các thương bệnh binh, gia đình chính sách ở Quỳnh Lưu đã thêm niềm tin vào cuộc sống và tiếp tục cống hiến cho quê hương. Những năm qua, đã xuất hiện nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất – kinh doanh, làm việc có ích cho xã hội. Điển hình là thương binh 3/4 Lê Văn Hòe (SN 1954) ở xóm 4, xã Quỳnh Văn, người đã mạnh dạn nhận trồng và bảo vệ 60 ha rừng, cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 20 công nhân với mức lương từ 3,5 triệu đến 4,5 triệu đồng/tháng. Hàng năm, anh đóng góp hàng chục triệu đồng vào Quỹ Tình thương, xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Thương binh Cao Danh Kiều ở Quỳnh Minh, tuy cụt 2 chân nhưng vẫn cùng vợ con phát triển mô hình sản xuất rau màu cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm; thương bệnh binh Phạm Văn Thắng ở Quỳnh Bá, Nguyễn Đình Thọ ở Quỳnh Lâm, Hoàng Văn Vị ở Quỳnh Liên... xây dựng mô hình kinh tế cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm.
Ông Hồ Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình có công và thực hiện tốt chính sách đối với người có công, trong thời gian tới, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân toàn huyện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Đồng thời, tăng cường rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ đối với những đối tượng đủ điều kiện theo qui định; đẩy mạnh khảo sát, hỗ trợ các gia đình chính sách gặp khó khăn về nhà ở...”.
Bài, ảnh: Minh Quân

tin mới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.