Trung Âu cảnh báo lũ lụt nghiêm trọng

Trung tâm Prague bị nhấn chìm dưới biển nước; Nước sông Danube lên trên 12 mét trong ngày 3/6- mức cao kỷ lục kể từ thế kỷ 16.

Hôm nay (3/6), Cộng hòa Czech và Slovakia đã phải ban bố lệnh cảnh báo lũ tại nhiều thành phố trên khắp cả nước, trong bối cảnh lũ lụt hoành hành, gây thiệt hại nặng nề khắp khu vực Trung Âu.

Tại thủ đô Prague của Cộng hòa Czech, các tình nguyện viên đang đắp những bao cát để cản dòng nước lũ đang dâng cao nhanh chóng trên sông Vltava River.

Trung tâm Prague bị nhấn chìm dưới biển nước trong trận lũ lụt tồi tệ nhất trong một thập kỷ qua.

Quân đội Cộng hòa Czech cũng được huy động thiết lập những rào chắn kim loại cơ động ở khắp thành phố để ngăn dòng nước lũ. Mực nước con sông Vltava River chảy cắt ngang Prague tiếp tục dâng cao và dự kiến sẽ lên tới đỉnh điểm như hồi năm 2002.

Một phần khu phố cổ ở Passau, miền nam nước Đức, ngập trong nước lũ sáng hôm qua. Mưa lớn đang gây ra lũ lụt trên diện rộng ở Đức, Áo, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc. Ảnh:AP

Một phần khu phố cổ ở Passau, miền nam nước Đức, ngập trong nước lũ sáng hôm qua. Mưa lớn đang gây ra lũ lụt trên diện rộng ở Đức, Áo, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc. Ảnh:AP

Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Thủy văn Slovakia hôm nay (3/6) đã công bố cảnh báo lũ độ 3- mức cảnh báo cao nhất, tại các vùng dọc sông Danube.

Cơ quan này cho biết, lượng nước mưa tại thượng nguồn sông Danube chảy qua Đức và Áo đã giảm xuống trong 24 giờ qua, song vẫn cảnh báo mực nước có thể tiếp tục dâng cao nếu mưa còn kéo dài trong những ngày tới.

Nước sông Danube chảy qua thành phố biên giới Passau của Đức, giáp với Áo đã lên trên 12 mét trong ngày hôm nay (3/6), mức cao kỷ lục kể từ thế kỷ 16.

Theo các hãng truyền thông Đức, thành phố Passau gần như bị nhấn chìm trong nước lũ. Lực lượng cứu hộ phải sử dụng xuồng máy để tiếp cận những khu vực có người bị mắc kẹt.

Thành phố Bavaria, miền Nam nước Đức cũng đang phải chống chọi với lũ lụt nghiêm trọng. Tuyến đường nối Munich của Đức với Salzburg của Áo, đã phải đóng cửa vì nước lũ.

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề nhất tại các nước Trung Âu là Đức, Áo và Cộng hòa Czech.

Trong đó, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 5 người tại Cộng hòa Czech cuối tuần qua. Tại thành phố Salzburg của Áo có 3 người mất tích vì mưa lũ.

Ủy ban châu Âu đã gửi lời chia buồn và công bố hỗ trợ với các nước bị lũ lụt tàn phá.

Nữ phát ngôn Shirin Wheeler của Cao ủy Liên minh châu Âu về Chính sách Khu vực cho biết: “Gia đình Liên minh châu Âu sẵn sàng hỗ trợ các nước gặp thiên tai với nguồn Quỹ Thống nhất Liên minh châu Âu. Hiện tại còn quá sớm để đánh giá thiệt hại, song theo nguyên tắc 3 nước Liên minh châu Âu bị tàn phá bởi thiên tai sẽ nhận được hỗ trợ cần thiết”.

Năm 2002, khu vực Trung Âu cũng bị tàn phá nặng nề bởi lũ lụt tồi tệ, làm ít nhất 17 người thiệt mạng tại Cộng hòa Czech và gây thiệt hại kinh tế 20 tỷ euro./.

Theo VOV - ĐT

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.