Trung Nguyên lại để mất tên miền thương hiệu
Tên miền tiếng Anh của café Chồn vốn là một sản phẩm của café Trung Nguyên bị cá nhân khác đăng kí và nhúng nội...
Tên miền tiếng Anh của café Chồn vốn là một sản phẩm của café Trung Nguyên bị cá nhân khác đăng kí và nhúng nội dung quảng bá cho thương hiệu café sắp vào Việt
Trước đó, Trung Nguyên đã có lịch sử bị mất tên miền thương hiệu ở nhiều quốc gia khác nhau.
Giao diện của trang Legendeecoffee.com trong ngày 18/4/2012 được trình bày với nội dung quảng cáo cho Starbucks Coffee
Trung Nguyên Café là một thương hiệu mạnh thực sự trên thị trường quốc tế và công ty này đang phát triển café chồn, một loại café từ khi Trung Nguyên chưa hình thành đã được nhiều người biết tới với cái tên như Kopi Luwak, riêng Trung Nguyên phát triển loại cafe chồn mang tên gọi Weasel Coffee - phiên bản đặc biệt của Weasel Coffee chính là Legendee.
Thế nhưng, có vẻ như Trung Nguyên không kiểm soát được hết những tên miền thương hiệu liên quan đến sản phẩm của mình, kể cả tên Weasel Coffee do chính Trung Nguyên sáng tạo ra và bây giờ đến lượt Legendee Coffee cũng có nguy cơ bị mất tên miền thương hiệu.
Trung Nguyên mua Legendee.com từ tháng 12/2011, nhưng hàng loạt tên miền có thể gây nhầm lẫn thương hiệu liên quan đến Legendee đã bị "bỏ rơi".
Trong tháng 4/2012, một cá nhân đã bất ngờ mua Legendeecoffee.com. Khi truy cập vào địa chỉ này, nội dung trong website lại quảng bá cho café Starbucks – một thương hiệu café nổi tiếng sắp vào Việt
Ông Hà Tuấn Anh (giám đốc công ty Vinalink) phân tích trên khía cạnh của một chuyên gia cung cấp các giải pháp liên quan đến thương hiệu, marketing online, SEO... cho biết: "Dường như bộ phận phát triển thương hiệu của Trung Nguyên không đánh giá cao về Marketing online và tầm quan trọng của SEO, hoặc Đặng Lê Nguyên Vũ không có người tư vấn về việc này".
Theo ông Tuấn Anh, "Legendeecoffee.com có thể gây nhầm lẫn rất lớn về mặt từ khoá trong các trang tìm kiếm với sản phẩm Legendee của Trung Nguyên. Ngoài ra, Legendee.com chỉ có phiên bản tiếng Việt mà không có phiên bản tiếng Anh đó là một vấn đề lớn, nếu Trung Nguyên muốn phát triển thương hiệu của mình ra toàn cầu. Còn nếu, mục tiêu mà Trung Nguyên hướng đến không phải thị trường nước ngoài thì tất nhiên việc có một trang quảng bá tiếng Anh là... không quan trọng lắm".
Trung Nguyên mua Legendee.com nhưng lại không mua Legendee.com.vn và Legendee.vn cũng là một điều khá khó hiểu, nếu muốn phát triển trong nước. Còn nhớ, trước đây có thông tin nói rằng HSBC khi vào Việt
"Riêng về tên miền legendeecoffee.com do cá nhân không sở hữu thương hiệu nhưng sở hữu dãy kí tự tên miền trùng với thương hiệu của Trung Nguyên, phải xem Legendee cofee đã được đăng kí bảo hộ toàn cầu chưa, nếu được đăng kí rồi thì Legendeecoffee.com đưa thương hiệu café nào khác lên thì Trung Nguyên có quyền khởi kiện lên WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) để lấy lại Legendeecoffee.com vô điều kiện, tất nhiên với khoản phí không nhỏ có thể lên tới 20.000 USD", ông Tuấn Anh nói thêm.
Doanh nghiệp Việt vẫn chưa học hết "bài học lớn"?
Đầu tháng 1/2012, công ty Bkav thông báo mua lại tên miền bkav.com với giá 2 tỷ đồng, một cái giá quá đắt so với việc chi 10 USD (khoảng 200.000 đồng) để mua bkav.com khi chưa có ai đăng kí trước từ năm 2001. Theo một vị lãnh đạo của Bkav, trước đó công ty đã dành một khoản thời gian đàm phán hơn 2 năm trời để mua lại tên miền này và đối tác "không giảm một xu".
Không chỉ có Bkav là nạn nhân của sự chậm chân, hàng loạt tập đoàn, công ty tên tuổi của Việt Nam như FPT, Viettel, Vinaphone, Mobifone và Vietcombank đều bị mất tên miền dot com (.com). Và nếu muốn mua lại, cái giá mà đối tác đặt ra không hề nhỏ, đôi khi đạt đến số... không tưởng.
Năm 2010, một vụ ầm ỹ giữa café Trung Nguyên và cafe Highlands của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) đã diễn ra, khi tên miền trungnguyen.com.au (tên miền quốc gia của Australia) được dùng để quảng bá cho Highlands Coffee. Trung Nguyên cho rằng,
Trên thực tế, việc công ty sở hữu tên miền cố tình nhúng nhiều nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty sở hữu thương hiệu, để "ép" công ty sở hữu thương hiệu phải chi tiền ra mua lại tên miền liên quan đến mình là việc làm khá phổ biến.
Trước khi vụ việc năm 2010 diễn ra, Trung Nguyên đã có bài học trong việc bị một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký sở hữu trí tuệ tên và logo café Trung Nguyên với WIPO tại thị trường Mỹ, sau đó Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này.
Truy vấn thông tin từ nhà cung cấp tên miền Gltec, cá nhân đã đăng kí tên miền legendeecoffee.com là Nguyễn Trọng Khoa - người này tuyên bố sở hữu hơn 500 tên miền thương hiệu quốc tế của Việt Nam.
Khi được cung cấp thông tin về việc tên miền legendeecoffee.com bị một cá nhân không thuộc quyền kiểm soát của Trung Nguyên đăng kí, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề nghị chuyển thông tin cho bộ phận chuyên môn của Trung Nguyên và sẽ trả lời sớm.
Hiện Trung Nguyên chỉ sở hữu tên miền legendee.com, trong khi một cá nhân khác sở hữu tên miền legendee.com.vn và legendee.vn nói rằng: Đơn giản, chỉ là quá ngạc nhiên với việc bỏ rơi hai tên miền này của Trung Nguyên, sẽ tặng lại cho Trung Nguyên nếu Trung Nguyên muốn và hi vọng rằng Trung Nguyên sẽ quan tâm hơn đến việc xây dựng thương hiệu café Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế./.
Theo VTC News