Trung Quốc suy đoán về mối quan hệ tương lai với Mỹ

(Baonghean.vn) - Việc tân Tổng thống Donald Trump có thông qua việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa công nghệ cao (THAAD) của Mỹ ở Hàn Quốc hay không sẽ là kim chỉ nam cho mối quan hệ tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh Getty
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh Getty

Bắc Kinh cũng sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp của ông Trump vào với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đối thủ quan trọng trong khu vực của mình, để tìm manh mối về chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới.

Trước đó, Hàn Quốc và Mỹ đã đồng ý triển khai THAAD để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 8/10 tháng tới.

Phía Trung Quốc lập luận điều này sẽ làm suy yếu sự ổn định ở Đông Bắc Á và lo ngại rằng tầm ảnh hưởng của THAAD sẽ tác động tiêu cực tới vị thế của nước này tại khu vực bán đảo Triều Tiên.

Một cố vấn an ninh của ông Trump cho rằng cuộc gặp với ông Abe sẽ đánh dấu bước khởi đầu cho cuộc đàm phán giành lấy sự ủng hộ của Tokyo để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Á.

Nghi ngờ giữa các đồng mình

Ông Trump đã dấy lên mối nghi ngờ về cam kết liên minh an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc, đề xuất họ cần trả nhiều hơn cho sự hiện diện quân sự của Mỹ và thậm chí gợi ý họ nên phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình. Điều này có thể biến Đông Bắc Á thành một “thùng thuốc nổ”.

Theo các chuyên gia, việc Nhật Bản phát triển hạt nhân sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Trung Quốc, nhất là khi mối quan hệ giữa hai cường quốc đã bị đầu độc bởi Bắc Kinh cho rằng Tokyo không đủ nỗ lực chuộc lỗi vì đã xâm lược và chiếm đóng một phần Trung Quốc trước và trong Thế chiến thứ hai, hay việc tranh chấp chủ quyền các nhóm đảo thuộc khu vực biển phía đông Trung Quốc.

Mối quan hệ lỏng lẻo

Hiện các lãnh đạo Trung Quốc không biết phải đối phó như thế nào với ông Trump, người bất ngờ thắng bà Hillary Clinton, và đã rút lại một số tuyên bố gây tranh cãi của mình.

Ví dụ, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẵn sàng rút 28.500 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc, trừ phi Seoul trả thêm chi phí cho việc triển khai quân đội của Mỹ. Nhưng trong cuộc điện thoại với tổng thống Park Geun-hye tuần trước, ông lại hứa sẽ đảm bảo liên minh an ninh hiện tại.

Hồi tháng 5/2016, trả lời phỏng vấn với tờ Reuters, ông Trump thể hiện mong muốn đàm thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong nỗ lực ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển hạt nhân, nhưng cũng đồng thời kêu gọi Trung Quốc cố gắng nhiều hơn nữa để kiềm chế quốc gia này.

Dự kiến sau khi ông Trump nhậm chức, mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ sẽ ngày càng lỏng lẻo, dù trước đó, trong cuộc gọi giữa hai bên, chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định hợp tác là “lựa chọn đúng đắn duy nhất” cho hai cường quốc.

Tin tốt là ông Trump sẽ dỡ bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ lãnh đạo, tăng khả năng Mỹ hỗ trợ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc dẫn đầu, và có thể đánh dấu chấm hết cho “trục” chiến lược của tổng thống Obama ở châu Á.

Tin xấu là ông Trump thường xuyên đưa ra nhận xét khiêu khích về Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử của mình, bao gồm cả các mối đe dọa đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và cho rằng nước này đang thao túng tiền tệ.

Tuy nhiên, một tuyên bố từ văn phòng chuyển tiếp của ông Trump cho biết, hai lãnh đạo “đã thiết lập ý thức rõ ràng về sự tôn trọng lẫn nhau” và 2 nước sẽ có những mối liên kết mạnh mẽ trong tương lai.

Thanh Hiền

(Theo Reuters)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.