Trường THPT Đô Lương 1 xử lý chất thải hóa học

12/02/2012 15:37

(Baonghean) -Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) hiện có 40 lớp với gần 2.000 học sinh. Những năm gần đây, lượng chất thải hoá học hàng ngày tăng rất nhiều so với trước. Theo cô giáo Nguyễn Thị Kiều Hương, Hiệu trưởng nhà trường, trước đây, một phần do chủ quan, do nhận thức, mặt khác chất thải hoá học cũng ít nên nhà trường chưa chú ý tới việc xử lý để bảo vệ môi trường. Mấy năm nay, vấn đề xử lý chất thải hoá học đã được nhà trường hết sức quan tâm.

(Baonghean) -Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) hiện có 40 lớp với gần 2.000 học sinh. Những năm gần đây, lượng chất thải hoá học hàng ngày tăng rất nhiều so với trước. Theo cô giáo Nguyễn Thị Kiều Hương, Hiệu trưởng nhà trường, trước đây, một phần do chủ quan, do nhận thức, mặt khác chất thải hoá học cũng ít nên nhà trường chưa chú ý tới việc xử lý để bảo vệ môi trường. Mấy năm nay, vấn đề xử lý chất thải hoá học đã được nhà trường hết sức quan tâm.

Cách đây hai năm, Trường đầu tư 60 triệu đồng xây bể phốt và lắp đặt hệ thống ống dẫn để xử lý chất thải hoá học sau các giờ thí nghiệm, thực hành. Về phần kỹ thuật, trường nhờ cán bộ chuyên môn của Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Nghệ An tư vấn và giám sát quá trình thi công. Bể phốt được xây kiên cố, sâu gần 4m, xung quanh dày 40 cm (dày gấp đôi bể phốt của hố xí tự hoại), bảo đảm không ô nhiễm môi trường, vì chất thải hoá học không thể ngấm ngang mà chỉ ngấm sâu vào đất phía dưới đáy bể.

Cô Nguyễn Thị Kiều Hương Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: "Ngoài chất thải hóa học số bình hoá chất không sử dụng được của Trường THPT Đô Lương 1 cũng khá nhiều. Cứ cất giữ mãi trong kho sẽ rất nguy hiểm, vì khi có sự cố, bình đựng hoá chất bị vỡ thì không biết hậu quả sẽ ra sao, bởi trong số đó, có nhiều chất cực độc, nhiều chất gây cháy nổ. Không thể để như thế mãi, vừa rồi, sau khi trao đổi với các giáo viên bộ môn Hoá học, nhà trường thuê người mang đi chôn.

Địa điểm chôn ở xa khu dân cư, dưới chân đồi tận vùng núi giáp với huyện Thanh Chương. Tất cả được đóng vào ba bì tải, bên ngoài có bọc bằng nhiều lớp vải nhựa rồi chôn xuống hố sâu trên 3 mét. Tuy đã thuê người làm, nhưng qúa trình chôn để tiêu huỷ, giáo viên của Trường trực tiếp giám sát để không có sơ suất xẩy ra".


Không phải là chuyên gia hoá học, nhưng tôi nghĩ cách làm của Trường THPT Đô Lương 1 trong việc xử lý chất thải hoá học và tiêu huỷ chất hoá học không còn dùng được là cách làm tốt, vì đã có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn và giáo viên bộ môn Hoá học. Xin được viết ra đây với mong muốn để các trường khác tham khảo, cùng làm.


Minh Đức

Mới nhất
x
Trường THPT Đô Lương 1 xử lý chất thải hóa học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO