Từ tâm nguyện của cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi
Trong buổi lễ bàn giao Nhà thư viện xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, bà Tư, vợ cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã kể câu chuyện nhỏ về niềm đam mê sách của cố nhà thơ khiến những người có mặt đều cảm động.
Khi còn là cậu học sinh tiểu học, dù nhà cách trường không xa, nhưng ông vẫn nhờ chịđùm cho gói cơm cà ăn trưa tại trường để... chờ thư viện mở cửa thì sẽ vào đọc được ngay. Món cà quê vớt ra từ buổi sáng đểđến trưa nhuộm một màu đen xám, với ông, thật ngon, vì sau đó là niềm vui có thêm thời gian đọc sách. Ông nghiền sách như người ta nghiền một thứ gì đó không thể bỏđược. Niềm đam mê ấy cứ lớn lên theo cuộc đời. Quá trình công tác ông phải chuyển nhiều nơi, nhưng có một thứ tài sản duy nhất cứ dày lên, đầy lên trong cuộc hành trình, đó là sách.
Mỗi lần thuyên chuyển lại lếch thếch một, hai, ba, rồi bốn đứa con và... sách. Bà Tư kể, mỗi lần chồng đi công tác về nhà, bà khấp khởi đón chờ một món quà nào đó. Mừng lắm khi thấy chồng vác cả một ba lô đầy, nét mặt rạng rỡ, ...nhưng lại khoe: Mua được nhiều sách lắm. Hồi đó, ông phải mượn thẻ của các bạn để mua được thêm sách. Bà lặng lẽđón nhận niềm vui của chồng. Và cứ thế, quà lần nào cũng là sách. Tủ sách gia đình bà đầy lên đến hàng ngàn cuốn, trong đó có nhiều sách quý. Lúc nào ông cũng tâm niệm "không thầy đố mày làm nên". Người thầy vĩđại nhất, với ông là sách. Qua 50 năm kiên trì, say mê, phấn đấu, đến khi nhắm mắt, ông đã được nhân dân, bạn đọc công nhận là "một nhà thơ". Bà Tư nghẹn lời: Theo tâm nguyện của chồng tôi, được như thế, thật là hạnh phúc!
Khi còn sống, cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi luôn nói, sách là vật không thểđể chết. Càng được giao lưu, sách càng có ích. Nguyện vọng cuối cùng của ông là muốn được tặng tủ sách gia đình cho quê hương Cát Văn, quê nghèo nhưng ham học để các cháu cũng được đọc sách, học từ sách như mình. Dù còn những băn khoăn về việc quản lí và phát huy vốn sách và có rất nhiều kỉ vật vô giá của chồng, cha, nhưng vợ, con nhà thơđã thực hiện di nguyện của ông vào năm 2007: tặng thư viện của gia đình cho xã Cát Văn.
Thư viện xã Cát Văn được khởi nguồn từ một tủ sách nhỏđược các thầy giáo quê nhà gây dựng những năm trước 1990. Mười năm trước do một thầy giáo nghỉ hưu quản lí, tự nguyện phục vụ bà con. Tấm lòng rộng mở, nhưng nguồn lực không đủ, nên tủ sách chỉ có thểđáp ứng một phần bé nhỏ nhu cầu đọc của một lượng nhỏ bạn đọc. Tuy vậy, nó cũng là một tủ sách hiếm hoi đã được duy trì liên tục trong một thời gian dài. Đến năm 2007, xã tiếp nhận thư viện của gia đình cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi.
Tủ sách trở thành một thư viện cơ sở vững mạnh với vốn sách hiện nay đã lên tới trên 3.000 bản, vốn sách ngang bằng với một số thư viện huyện vùng cao như Kì Sơn, Quế Phong... trong đó số sách của gia đình cố nhà thơ là trên 2.000 bản. Hàng năm, gia đình bà Tư vẫn tiếp tục bổ sung sách, thư viện huyện và nhất là thư viện tỉnh cũng tăng cường vốn sách cho xã Cát Văn. Bác Trần Quang Cẩm, thủ thư già tiếp nhận quản lí tủ sách từ chục năm nay cũng tự nguyện lặng lẽ ngày 3 buổi mở cửa phục vụ tại chỗ.
Điều đáng mừng nhất là hôm nay, nhà thư viện xã Cát Văn được khánh thành thật khang trang với diện tích 105m2. Đây là công trình do hội những người sinh năm Canh Dần (1950) là con em xã Cát Văn, trong đó người tài trợ chính là ông Giản Tư Ngọ tựđóng góp xây dựng ngay trên khuôn viên trụ sở xã.
Ông Ngọ cho biết, hội đã lựa chọn đầu tư công trình văn hoá này bởi các ông cũng quan niệm rằng, giáo dục là hàng đầu, sách là giáo dục. Gia đình cố nhà thơđã gây dựng được một thư viện lớn như vậy cho xã, thật quý, nay cũng cần có cơ sở vật chất đảm bảo để thư viện hoạt động hiệu quả hơn. Phải chăng, đây chính là một sự tiếp sức cho gia đình cố nhà thơ trong việc phát huy giá trị của thư viện, và xây dựng văn hoá đọc tại xã Cát Văn. Bà Tư và các con cháu cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi cũng rất cảm động trước sự kiện này.
Cát Văn là xã nghèo của huyện miền núi Thanh Chương, có truyền thống hiếu học. Hàng năm lượng học sinh giỏi của xã luôn đứng hàng thứ hai, ba trong huyện. Năm học 2009-2010, toàn xã có gần 50 cháu đậu đại học. Hiện nay, thư viện xã luôn thu hút một lượng lớn bạn đọc là học sinh, sinh viên (dịp nghỉ hè về quê), giáo viên, hưu trí và cán bộ. Thư viện xã Cát Văn là một trong không nhiều thư viện cơ sở và một trong mười thư viện được xây dựng từ việc xã hội hoá hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Nghệ An, đã đóng góp tích cực cho việc mở mang văn hoá đọc ở vùng nông thôn.
Tuy nhiên, để phát huy cao hơn giá trị vốn sách, xã cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Thư viện tỉnh đểđược trợ giúp về nghiệp vụ. Bên cạnh đó, như tâm sự của gia đình cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, rất mong con em quê hương Cát Văn và rộng hơn là những người quan tâm đến văn hoá đọc sẽ tiếp tục ủng hộ sách cho thư viện Cát Văn góp phần quan trọng làm giàu vốn sách để mở mang văn hoá đọc cho một miền quê nghèo.
Đào Thúy Hoa