Tưởng vọng Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Mỗi lần đi qua Truông Bồn trên con đường 15A huyền thoại, nhìn rừng thông xanh mướt, bạt ngàn vi vút gió, từng đoàn xe rộn rịp ngược xuôi trong cảnh thanh bình, chúng ta lại cùng tưởng vọng khúc tráng ca Truông Bồn.
 
Một ngày cuối năm (31/10/1968), chỉ còn 18 tiếng đồng hồ nữa là đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom ra miền Bắc, vậy mà 6h sáng cái ngày định mệnh ấy đã làm nên một khúc tráng ca lịch sử: 13 anh chị TNXP C317 Nghệ An đã trở thành 13 con người bất tử, tất cả đều còn rất trẻ, người nhiều nhất mới ngoài 20. Có tới 8 anh chị đã có giấy ra quân và đi học nghề nhưng vẫn xung phong đi san đường lấp hố bom với anh em, nhận về mình sự hy sinh tình nguyện.
  
Lớn lên từ những quê nghèo 
 
Các anh chị TNXP Truông Bồn - tất cả họ đều từ nghèo khổ lớn lên, chỉ đến ngày đi TNXP mới được HTX cho ứng mấy cân thóc thì mới có một bữa cơm không độn. Ai cũng có hoàn cảnh cơ cực bần hàn, cũng từng đi mót lúa, mót khoai, lấy củi… Có những cảnh nhà cùng cực như chị Nguyễn Thị Hoài (quê làng Đại Phú, xã Hưng Yên, Hưng Nguyên). Tuy tên là Đại Phú nhưng làng Hoài nghèo đói triền miên. Ngọn núi sau làng vốn có tên núi Đại Bần và làng có thời cũng gọi làng Bần, sau đổi là Đại Phú để ước vọng đổi đời. Làng nằm ven núi, đất cằn đá sỏi, đến cả nước ăn cũng thiếu, gần như quanh năm ăn sắn trừ bữa. Ngày Hoài xung phong đi TNXP được ứng 5 kg thóc, cả đêm xay giã để sáng sau nấu một bữa cơm không độn để gọi là liên hoan cho Hoài. Cảnh nhà Hoài thật thương tâm, trong vòng 3 năm có tới 4 cái tang liên tiếp, năm trước anh trai xuất ngũ về bị bệnh vừa mất, thì năm sau đến Hoài và người chị dâu, rồi năm sau một người cháu đích tôn bị bệnh mất. Có lẽ hiếm có nỗi mất mát thương đau nào hơn thế nữa. Ngày anh trai mất, đơn vị có cho Hoài về thăm nhà mấy hôm cho cha mẹ nguôi ngoai nỗi đau mất mát. Khi mẹ đặt vấn đề chồng con, Hoài bảo chưa nghĩ tới vì còn đi cứu nước... Tuy nước da ngăm ngăm nhưng Hoài có duyên, hay cười hay hát, luôn chân luôn tay làm lụng, dù nhà nghèo vẫn cố học lên lớp 6 trường làng.
 
Có hoàn cảnh gần giống nhau là Phan Thị Dung và Đinh Thị Vinh, cha lấy hai bà vợ, nhà Dung có tới 7 anh chị em, bà cả có 4 con thì Dung và em trai là liệt sỹ (hy sinh năm 1967 trước chị). Còn nhà Vinh, bà cả không có con, Vinh là chị cả của 7 chị em rất nghèo khổ. Hai chị em Vinh đã phải đi ở đợ để mẹ đỡ lo miếng ăn, phải từng đi mót, đào rau má, kiếm củi tận trên Quỳnh Châu cách nhà hơn hai chục cây số.
 
Có lẽ éo le nhất là hoàn cảnh Trần Văn Hạp, vừa về cưới vợ lên được 19 ngày thì hy sinh. Anh là con thứ ba trong gia đình có 6 anh chị em, nhà bị quy sai địa chủ trong hồi cải cách, bị tịch thu nhà cửa phải ở trong một túp lều tranh che tạm, đi chơi cũng bị bạn bè xa lánh, đi ăn xin thì bị xua đuổi. Đêm 30/10 ấy anh nhận trực ban, dường như cả đêm không ngủ, mới 4h sáng anh đã đánh kẻng báo thức đơn vị dậy sớm để ra mặt đường, ai cũng bảo anh đã linh cảm được điều lớn lao sắp đến… Trong các liệt sỹ Truông Bồn, có Nguyễn Thị Tâm nhà có tới 3 liệt sỹ (một người anh liệt sỹ chống Pháp).
 
Những mối tình của tiểu đội thép Truông Bồn

Ngoài mối tình đã thành lễ cưới đơn sơ đạm bạc của liệt sỹ Trần Văn Hạp đã nêu, còn lại chưa có ai được hưởng một phút giây làm vợ, làm chồng. Họ đều trinh trắng như hoa đồng nội chưa từng nở, nhưng trong trái tim đều có bóng hình của tình yêu trong trẻo, lung linh buổi đầu đời. Có nhiều mối tình rất đặc biệt và kỳ diệu. Có lẽ mối tình của Cao Ngọc Hoà và Nguyễn Thị Tâm là đặc biệt nhất. Hai người yêu nhau trên tuyến lửa, cùng được ra quân và đi học một ngày, đã về trình diện hai bên, gia đình anh Hoà đã về gia đình chị Tâm làm lễ ăn hỏi ngày hôm trước nhưng cả hai đều tình nguyện ở lại cùng mọi người…

Trường hợp Nguyễn Thị Phúc cũng được phép ra quân đi học, ngày đi TNXP đã hẹn hò với anh Sáu cùng xã, ngày về sẽ cưới nhau, nhưng anh Sáu đi bộ đội cũng hy sinh ở chiến trường. Còn Đàm Thị Bốn mới học lên lớp 5 đã có anh Bảo xã Long Thành đưa gia đình sang đặt trầu cau ăn hỏi, Bốn có anh trai là Đàm Văn Nuôi bộ đội pháo phòng không vừa hy sinh tháng 7/1968, trước Bốn có 3 tháng. Trường hợp Trần Thị Doãn (quê Sơn Thành, có nghề làm nồi đất cha ông truyền lại). Doãn là thợ làm nồi đất khéo tay nổi tiếng, còn tự mình gánh nồi đi bán khắp nơi. Nghề làm nồi đất con gái mang tiếng “vú to vú nhỏ” nhưng vốn đẹp người đẹp nết, o Doãn được một anh trong đội rà phá bom nổ chậm rất yêu mến, ngày ra quân đi học đến thăm, hai người lưu luyến mãi…
 
Trong các nữ liệt sỹ Truông Bồn, Hà Thị Đang được mệnh danh là hoa khôi của đơn vị, vừa xinh lại hay hát, hồn nhiên vui tính. Hôm giao lưu với đơn vị pháo kết nghĩa, Đang hát hò liên tục lại còn thêu một chiếc khăn có dòng chữ “Quê hương tươi đẹp, con người anh dũng” tặng cho đơn vị. Ở nhà cha mẹ đã nhận trầu cau của một người cùng làng đang đi bộ đội. Cùng xã với Đang là Hoàng Thị Nhung, cùng sinh năm 1948, tính hồn nhiên và rất hăng say, nhiệt tình nhưng chưa biết yêu ai. Ngày Nhung hy sinh có chàng trai về thắp hương cho đến ngày mãn tang.
 
Một trường hợp khá hy hữu là Vũ Thị Hiên, cũng có giấy ra quân đi học. Hôm ấy đồng đội chỉ nhặt được một cánh tay còn buộc chiếc khăn, trong đó vẫn còn tem gạo và giấy báo đi học, mới biết là của Hiên. Ngày Hiên đi TNXP có anh bộ đội gần đơn vị đã về nhà chơi mấy lần nhưng Hiên chưa chính thức giới thiệu với bố mẹ. Đúng ngày 31/10 ấy chính anh hớt hải chạy về gia đình báo tin rồi vội đi.
 
Một mối tình đặc biệt và hy hữu nữa là của Phan Thị Dung, cùng quê và cùng được ra quân đi học với Nguyễn Thị Tâm. Mối tình của Dung được minh chứng bằng một mảnh nón còn sót lại có ghi dòng chữ “Tặng Phan Thị Dung” của một chàng trai vừa tặng trước đó. Sau trận bom thù, thân thể chị đã tan vào cát bụi, vậy mà chứng tích tình yêu thì không thể mất, bom đạn dù tàn bạo đến đâu cũng không giết được tình yêu. Phải chăng đó là thông điệp của các liệt sỹ Truông Bồn gửi lại: “Tình yêu là bất diệt” !
 
(Ghi theo lời kể của các nhân chứng: Nguyễn Tâm Cớn, Nguyễn Văn Tài, nguyên C phó 317, Phạm Thị Thuần, nguyên tiểu đội trưởng TĐ2, C317 và một số người khác)

Mai Hồ Minh

tin mới

Học sinh thành phố Vinh hào hứng trải nghiệm làm giấy dó

Học sinh thành phố Vinh hào hứng trải nghiệm làm giấy dó

(Baonghean.vn)- Ngày 6/12, tại Bảo tàng Nghệ An học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh được tham gia trải nghiệm làm giấy dó cùng với nghệ nhân. Đây là chương trình đã diễn ra nhiều tuần tại Bảo tàng Nghệ An với ý nghĩa giúp học sinh hiểu hơn về những sản phẩm làng nghề truyền thống.

Thu, chi trong nhà trường: Hiểu đúng để làm đúng!

Thu, chi trong nhà trường: Hiểu đúng để làm đúng

(Baonghean.vn) - Các khoản thu - chi, xã hội hóa giáo dục ở các trường là vấn đề được đề cập thường xuyên. Việc thu - chi cần phải được công khai, minh bạch, đảm bảo thu đúng, chi đủ để phát huy được hiệu quả của các nguồn thu trên tinh thần nhà trường và phụ huynh cùng chăm lo cho giáo dục.

Nghĩa tình đồng đội của các cựu chiến binh Nghệ An

Nghĩa tình đồng đội của các cựu chiến binh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, các tổ chức Hội Cựu chiến binh ở tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, hiệu quả trong việc giúp đỡ hội viên có chỗ ở mới kiên cố; hỗ trợ hội viên sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Hàng chục nghìn người cao tuổi khắp cả nước được thăm khám sức khỏe miễn phí

Hàng chục nghìn người cao tuổi khắp cả nước được thăm khám sức khỏe miễn phí

(Baonghean.vn) -Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12/2023, chuỗi sự kiện “Ăn ngon ngủ ngon, ngày tròn đêm vẹn”, do nhãn hàng sữa bột Vinamilk Sure Prevent Gold kết hợp cùng Hội Người cao tuổi tổ chức, dự kiến thăm khám sức khỏe miễn phí cho hàng chục nghìn người cao tuổi tại 10 tỉnh, thành trên cả nước.

Lần đầu tiên hàng nghìn cư dân, du khách check in khu rừng pha lê, đón Noel sớm ở Nghệ An

Lần đầu tiên hàng nghìn cư dân, du khách check in khu rừng pha lê, đón Noel sớm ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Khu rừng pha lê bên Công viên Hồ thiên nga rộng 10 ha tại Eco Central Park trở thành điểm đến check in, đón Noel sớm của hàng nghìn người. Trong ánh đèn chiếu rọi, khu rừng pha lê rực sáng, lung linh, liên lục thay đổi với 16 sắc màu khiến cả người lớn lẫn trẻ em thích thú.

 Nghị lực của người mẹ mù

Người mẹ khiếm thị tìm 'ánh sáng' từ nội lực

(Baonghean.vn) - Một vụ tai nạn năm 29 tuổi đã cướp đi đôi mắt của Phạm Thị Thu Nga (phường Đội Cung, TP. Vinh). Vượt lên những mất mát, thiệt thòi, chị Nga đã tìm thấy “ánh sáng” từ sự chăm chỉ, ham học hỏi và thái độ sống tích cực của mình.

NSƯT Quế Thương: Đi đến tận cùng những đam mê

NSƯT Quế Thương: Đi đến tận cùng đam mê

(Baonghean.vn) - Quế Thương là nữ nghệ sĩ giữ được phong độ trong nhiều năm lại đây bởi chất giọng ngọt ngào thiên bẩm cùng kỹ thuật cao trong giọng hát. Cô cũng là nghệ sĩ hiếm hoi có thể vừa hát tốt những ca khúc thính phòng, vừa ngọt ngào những khúc dân ca.

Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình

Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình

(Baonghean.vn) - Triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn, huyện Nghĩa Đàn đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng những cách làm phù hợp, giúp rất nhiều người được ở trong ngôi nhà mới ấm áp nghĩa tình.

Thắp sáng niềm tin cho người khuyết tật

Thắp sáng niềm tin cho người khuyết tật

(Baonghean.vn) - Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12), Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với cô Bùi Thị Lài - người có hơn 30 năm gắn bó với học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An.

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Thảo luận 10 chuyên đề quan trọng sau phiên mạc phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tích cực tham gia các hoạt động tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(Baonghean.vn) - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có sự tham dự của 1.095 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của 11 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Đoàn đại biểu Nghệ An gồm 14 thành viên, do Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bàn giao bếp ăn bán trú và tặng học bổng cho học sinh ở Anh Sơn

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bàn giao bếp ăn bán trú và tặng học bổng cho học sinh ở Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Thực hiện Chương trình "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật", chiều 30/11, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn tổ chức bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho điểm trường Trà Lân (trường Tiểu học Phúc Sơn, huyện Anh Sơn).