Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Không còn căng thẳng?!

(Baonghean) - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT là một kỳ thi quan trọng, việc chọn trường quyết định không nhỏ vào kết quả thi đại học của các em. Tại Nghệ An những năm trước, cuộc đua luôn “căng” ở những trường tốp trên… song gần đây, khi quy mô dân số giảm, làm tốt công tác phân luồng sau THCS nên kỳ thi vào lớp 10 THPT không còn căng thẳng như trước... Trong khi đó, các trường ngoài công lập khó tuyển đủ chỉ tiêu.
Công lập giảm căng thẳng
Toàn tỉnh hiện có hơn 100 trường bậc THPT (công lập, ngoài công lập và trung tâm GDTX). Nếu như ở các huyện miền núi, việc thi vào các trường THPT công lập ở trên địa bàn không quá khó khăn vì số học sinh ít, còn các trường công lập ở các huyện đồng bằng và các thành phố, thị xã luôn là những trường có lượng thí sinh đăng ký đông, đặc biệt là ở  những địa phương như Thành phố Vinh, Diễn Châu, Đô Lương, Yên Thành, Nghi Lộc. Năm nay, tuy đến thời điểm này chưa có chính xác số lượng, chỉ tiêu đăng ký vào các trường nhưng dự kiến những trường điểm chuẩn cao vẫn là những trường top trên như THPT Đô Lương 1, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Diễn Châu 3… Bên cạnh đó, cục diện tuyển sinh cũng sẽ khó lường bởi còn phải phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu tuyển sinh của hai trường chuyên là Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và Trường THPT chuyên Đại học Vinh. 
Học sinh trường Đặng Thai Mai trao đổi bài tập sau giờ học. 	Ảnh: Đào Tuấn
Học sinh trường Đặng Thai Mai trao đổi bài tập sau giờ học. Ảnh: Đào Tuấn
Những năm trước đã có nhiều trường trên địa bàn TP. Vinh phải điều chỉnh điểm sàn vì một lượng lớn thí sinh sau khi trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và Trường THPT chuyên Đại học Vinh đã rút đơn khỏi trường. Đơn cử như Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, năm học 2013 – 2014, trường chỉ tuyển được 523/532 chỉ tiêu. Điểm chuẩn cũng đã phải điều chỉnh 2 lần mới lấy đủ chỉ tiêu, lần thứ 2 mức điểm chuẩn thấp hơn Trường THPT Đô Lương 1. Thầy Cao Thanh Bảo – Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cho biết: Với 1.032 thí sinh đăng ký dự thi vào trường và căn cứ vào chỉ tiêu xét chọn thì tỷ lệ chọi của trường sẽ xấp xỉ 2:1. Tuy vậy, sau khi có kết quả và công bố điểm trúng tuyển ban đầu thì chúng tôi phát hiện đã có gần 400 học sinh đăng ký vào và thi đậu vào các trường chuyên. Điều đó buộc nhà trường phải hạ điểm sàn.
Theo nhận định, sở dĩ độ cạnh tranh ở các trường công lập ở Thành phố Vinh không còn lớn như các năm trước bởi thứ nhất, số lượng trường vẫn ổn định trong khi quy mô dân số giảm. Thứ 2, xu hướng về trường chuyên ở các huyện không nhiều như năm trước thế nên cơ hội cho học sinh thành phố vào trường chuyên sẽ đông hơn (nhất là khi Khối chuyên Toán của Trường Đại học Vinh đã độc lập và mở thêm các hệ chuyên khác như Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh), do đó học sinh đăng ký vào học các trường công lập sẽ giảm. Điều này, càng gây khó khăn cho các trường dân lập, các trường ngoài công lập, các trường tư thục trên địa bàn. 
Trường được đánh giá có đầu vào “căng” nhất hiện nay là Trường THPT Đô Lương 1. Năm học 2013 – 2014, điểm chênh lệch giữa Trường THPT Đô Lương 1 và trường có điểm chuẩn cao thứ 2 trên cùng địa bàn là 11 điểm. Các huyện khác, vì các trường cấp III đượcphân bổ theo vùng và sự chênh lệch giữa các trường không lớn nên mức độ cạnh tranh không cao.
Như vậy, với thực trạng trên, điều lo lắng lớn nhất trong các trường ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vẫn là đầu vào của thí sinh. Lâu nay việc tuyển sinh vào lớp 10 vẫn thường căn cứ vào hai môn thi chính là Toán, Văn cộng với một môn tự chọn. Tại Nghệ An, vài năm nay gần như “mặc định” là môn Ngoại ngữ. Điều này “lợi” cho học sinh là có, nhưng cũng sẽ tạo cho các em lơ là ở các môn học khác như Lý, Hóa, Địa, Sử… Đây lại là những môn học chủ đạo ở kỳ thi vào đại học thuộc các khối A, B, C. Nếu mất nền tảng ở cấp II sẽ gây khó khăn cho nhà trường, giáo viên và nhất là học sinh khi tiếp cận với các bài giảng ở cấp III.
Trao đổi về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, ông Thái Viết Thảo, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Để tạo điều kiện cho các nhà trường và học sinh, năm nay công tác tuyển sinh vào lớp 10 sẽ có nhiều nét mới. Trong đó, ngoài mở rộng đối tượng được cộng điểm (như học sinh đoạt giải trong kỳ thi Tin học trẻ, đoạt giải, kể cả giải đồng đội ở các hội thao giáo dục quốc phòng) các trường cũng sẽ được đăng ký trước về tuyển sinh nguyện vọng 2. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc chọn trường, nhất là cơ hội tìm kiếm nguyện vọng 2 vào các trường công lập. Theo đăng ký hiện tại, trên 90% các trường đều đăng ký nhận tuyển thí sinh nguyện vọng 2,  và trong đó có cả những trường thuộc nhóm đầu như Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật (TP. Vinh), Trường THPT Lê Hồng Phong (Hưng Nguyên), Trường THPT Diễn Châu 3, THPT Đô Lương 1, THPT Thanh Chương 1, THPT Anh Sơn 1, 2, 3…
Hiện kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 cũng đã phê duyệt, vài ngày tới học sinh sẽ bắt đầu đăng ký thi vào các trường. Lịch thi lớp 10 năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23, 24/6.
Ngoài công lập khó tuyển sinh
Nằm trên địa bàn xã Xuân Hòa (Nam Đàn), Trường THPT tư thục Mai Hắc Đế có cơ sở vật chất vào loại khá trong hệ thống các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. Trường có 2 dãy nhà cao tầng với 20 phòng, 1 dãy nhà cấp 4 với 4 phòng, các công trình như nhà học đa chức năng có sức chứa 1.000 học sinh, phòng thực hành Tin học, thư viện khang trang. Tuy vậy, năm học 2013 – 2014 này, trường chỉ có 9 lớp với 321 học sinh – con số quá ít ỏi so với cơ sở vật chất hiện có. Thầy Phan Bùi Lộc – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Thực hiện công tác tuyển sinh, vào cuối mỗi năm học, trường thành lập từ 3 - 4 đoàn về tận các trường THCS trên địa bàn huyện để quảng bá, tư vấn tuyển sinh lớp 10. Tuy nhiên, trong 3 năm học gần đây, trường chưa khi nào tuyển đủ chỉ tiêu. Năm học 2011 – 2012, trường chỉ tuyển được 2 lớp với 95 học sinh trên chỉ tiêu 135 em.
Năm học 2012 – 2013, trường tuyển được 3 lớp với 101 học sinh trên chỉ tiêu 135 em. Năm học 2013 – 2014, số học sinh được tuyển vào có tăng (141 em) đó là nhờ việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo nên trường được “cắt” 1 lớp từ Trường THCS dân lập Sào Nam sang”. Thầy Lộc dự đoán, năm học 2014 – 2015 tới, công tác tuyển sinh của trường càng khó khăn hơn, bởi trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện nay, việc xuất hiện các nhà máy, các cơ sở sản xuất cũng “hút” một phần những học sinh tốt nghiệp THCS có học lực hạn chế vào làm việc. Bên cạnh đó, thực hiện việc phân luồng học sinh THCS, hiện nay các trường dạy nghề cũng về tận các trường THCS để quảng bá, tư vấn tuyển sinh để thu hút những học sinh vào học nghề. Do đó, trường đã phải tiết giảm nhân sự, thắt chặt mọi khoản chi tiêu để cố gắng duy trì hoạt động.
Trên địa bàn Thành phố Vinh hiện có 4 trường THPT ngoài công lập là THPT tư thục VTC, THPT dân lập Nguyễn Trãi, THPT dân lập Nguyễn Huệ và THPT dân lập Nguyễn Trường Tộ. Trong số này, Trường THPT tư thục VTC (tiền thân là Trường THPT dân lập Lê Quý Đôn, được tiếp quản bởi Công ty truyền thông đa phương tiện VTC và chuyển đổi sang mô hình tư thục năm 2011) từng được kỳ vọng trở thành trường THPT tư thục chất lượng cao đầu tiên của tỉnh. Theo đề án xây dựng trường THPT tư thục chất lượng cao đầu tiên của tỉnh Nghệ An, từ năm học 2011-2012, ngoài việc tuyển sinh học sinh trên địa bàn tỉnh, trường sẽ tuyển cả học sinh các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, số học sinh THPT của trường “teo” dần qua từng năm. Năm học 2011 – 2012, trường có 18 lớp với hơn 700 học sinh; năm học 2012 – 2013, trường có 14 lớp với 549 học sinh, và đến năm học 2013 – 2014, trường chỉ còn 8 lớp với hơn 320 học sinh. Nguyên nhân là do số học sinh lớp 10 tuyển vào trường giảm theo từng năm. Nếu như năm học 2011 – 2012, trường tuyển được 4 lớp 10 với số lượng học sinh là 160 em thì đến năm học 2012 – 2013, trường chỉ còn 2 lớp 10 với hơn 80 em và đến năm học 2013 – 2014, trường chỉ còn duy nhất 1 lớp 10 với 41 em. Thầy Phạm Dũng Tiến -  Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Số lượng học sinh như hiện nay thực sự là quá ít ỏi để trường duy trì việc dạy và học”. 
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 22 trường THPT ngoài công lập. Theo ông Thái Viết Thảo, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2013 - 2014, công tác tuyển sinh ở nhiều trường THPT dân lập, tư thục gặp rất nhiều khó khăn. Một số trường chỉ tuyển được khoảng 30 - 50% như Trường THPT tư thục VTC, THPT dân lập Nguyễn Trãi… Cá biệt, Trường THPT dân lập Hoàng Xuân Thì ở Diễn Châu không tuyển được học sinh nào. 
Theo ông Võ Văn Mai – Trưởng phòng Trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo), nguyên nhân dẫn đến thực trạng các trường THPT ngoài công lập khó tuyển đủ chỉ tiêu là do nhiều năm qua, các trường này chỉ được coi là đón "đầu rớt” từ các trường THPT công lập – nghĩa là chỉ tuyển được những học sinh không đủ điều kiện để vào các trường công lập. Trong khi đó, các trường THPT ngoài công lập chỉ nhận được ưu đãi mặt bằng, hầu như không được sự đầu tư của Nhà nước, nhiều trường không chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, dẫn đến chất lượng chưa cao. Nguồn tuyển ít, chất lượng đầu vào thấp nên hiệu quả đào tạo của các trường ngoài công lập như THPT tư thục VTC, THPT Mai Hắc Đế thấp là điều không thể tránh khỏi.
Một nguyên nhân khác là hiện nay, sau một thời gian thực hiện chủ trương phân luồng đối với học sinh THCS thì nhận thức về học nghề của phụ huynh và học sinh có chuyển biến tích cực. Ở các trường nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, ngoài đào tạo văn hoá, còn chú trọng liên kết dạy nghề, đầu tư nhà xưởng, trang, thiết bị, nâng cao chất lượng đồng bộ để học sinh khi tốt nghiệp vừa có bằng bổ túc văn hoá, vừa có nghề lập nghiệp. Do đó, đối với những gia đình không xác định cho con học đại học, cao đẳng, không quá quan trọng về bằng cấp thì đây là hướng lựa chọn tốt hơn là vào học ở các trường THPT ngoài công lập. 
Không tuyển đủ học sinh, dẫn đến không đảm bảo nguồn thu để hoạt động, thiếu kinh phí để đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kéo theo chất lượng dạy học hạn chế, không thu hút được học sinh – đây chính là cái vòng luẩn quẩn mà các trường THPT ngoài công lập đang mắc phải. Theo ông Thái Huy Vinh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, muốn phá vỡ được vòng luẩn quẩn này để tồn tại và phát triển, các trường THPT ngoài công lập không còn cách nào khác là lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục làm giải pháp chính để thu hút học sinh. “Quan điểm của ngành là chỉ những trường ngoài công lập có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định mới được giao chỉ tiêu tuyển sinh” – ông Vinh khẳng định. Bên cạnh đó, thiết nghĩ Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cần kiểm tra lại công tác phân luồng ở một số địa phương trong thời gian qua, tránh phân luồng một cách cực đoan, nhằm tạo cơ hội cho những học sinh không đủ điều kiện vào các trường công lập và cũng chưa phù hợp với học nghề có thể tiếp tục theo học THPT ở các trường công lập.
Minh Quân - Mỹ Hà 

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.