Văn hoá giao thông ở Hàn Quốc

(Baonghean) - Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm đất nước Hàn Quốc. Đường phố ít tiếng ồn, tiếng còi xe và ý thức tham gia giao thông của người dân rất tốt là những lý do khiến những du khách cảm thấy đất nước này là một nơi thanh bình, thân thiện với môi trường.
Chị Ngọc Anh, hướng dẫn viên của đoàn chúng tôi,  người Hà Nội, vốn là cựu sinh viên ngành Du lịch đã sinh sống ở Hàn Quốc hơn 12 năm cho biết: Người Hàn Quốc  rất ít khi nhấn còi xe trừ trường hợp bất khả kháng và cảnh báo cần thiết. Khi xảy ra va quệt họ cũng ứng xử rất văn hoá, không có tình trạng cãi nhau, gây lộn trên đường mà việc đầu tiên họ làm là gọi cho các hãng bảo hiểm. Nếu tai nạn nghiêm trọng mới gọi cảnh sát và người đi đường sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn chứ không ngó lơ hay xúm vào để nhìn ngó và bàn tán gây tắc đường.
Đường phố ở Hàn Quốc. 	Ảnh: hoàng vĩnh
Đường phố ở Hàn Quốc.                                       Ảnh: Hoàng Vĩnh
Đất nước Hàn Quốc có 50 triệu dân thì Thủ đô Seoul có tới 12 triệu người. Dù đường phố đông đúc, vùng nội đô cũng xảy ra cảnh tắc đường nhưng không có tiếng còi xe, không có cảnh vượt đèn đỏ hay đi sai làn đường, lấn đường… Ngay cả người đi bộ trên vỉa hè cũng chấp hành luật giao thông rất nghiêm túc. Họ không lấn xuống lòng đường dành cho xe cơ giới hay băng qua đường một cách tuỳ tiện mà thường sang đường tại nơi có hệ thống đèn hiệu giao thông theo hiệu lệnh. Vì thế, rất hiếm gặp hình ảnh cảnh sát giao thông phải làm nhiệm vụ trên đường hay các ngã ba, ngã tư giao lộ. Đường phố Hàn Quốc không quá rộng, hàng quán cũng bám hai bên mặt đường nhưng trên vỉa hè thông thoáng và sạch sẽ, không có tình trạng rác thải vứt bừa bãi, xe cộ để ngổn ngang, quán hàng rong hay biển hiệu, biển quảng cáo lấn ra vỉa hè. Các khu vực dân cư quá sát đường được lắp kính cách âm để chống bụi và tiếng ồn.  Ở sân bay, bến tàu điện ngầm, tại các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm mặc dù lúc nào cũng đông đúc nhưng người dân xếp hàng trật tự và yên lặng, không có cảnh chen lấn, xô đẩy. 
Giao thông về đêm ở Hàn Quốc (ảnh Thùy Vinh)
Giao thông về đêm ở Hàn Quốc.                Ảnh: Thùy Vinh
Một điều thú vị ở đất nước Hàn Quốc là công việc lái xe (xe buýt, du lịch, ta xi) chủ yếu dành cho người lớn tuổi đã về hưu. Tuy thế họ lái xe rất an toàn, điềm tĩnh, chắc chắn và tuân thủ luật lệ giao thông. Những người lái xe ở Hàn Quốc không bao giờ uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, cho dù là khách du lịch mời họ cũng khéo léo từ chối với lý do đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Những người uống rượu khi lái xe cũng thường bị phạt rất nặng. Ở Hàn Quốc, xe ô tô quá niên hạn sử dụng không bao giờ được phép lưu thông trên đường. Khi một chiếc xe được bán và sang tên chủ mới thì biển số xe bắt buộc phải thay đổi, không được dùng lại biển số cũ. Đó là cách để quản lý các phương tiện một cách chặt chẽ nhất và khi xảy ra sự cố người ta cũng dễ dàng truy ra ai đang là chủ sở hữu của chiếc xe đó.
Đường phố ở Hàn Quốc. Ảnh: hoàng vĩnh
Đường phố ở Hàn Quốc.                             Ảnh: Hoàng Vĩnh
Với hệ thống giao thông công nghệ cao nổi tiếng là thân thiện và tiện ích, Hàn Quốc dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tạo thuận tiện cho người dân khi tham gia giao thông. Rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã ca ngợi mạng lưới giao thông thông minh ở Hàn Quốc với “Hệ thống tàu điện ngầm kết nối với khu vực vùng thủ đô bằng 16 tuyến phục vụ vận chuyển 6 triệu lượt người dân trong thành phố/ ngày; có tới 17 phương tiện giao thông đăng ký GPS nên người vận hành vừa nhận được thông tin về lượng giao thông theo từng giờ cùng tuyến đường, hệ thống đèn tín hiệu được lắp đặt có thể tự thay đổi từng giờ theo tình trạng của đường cao tốc làm giảm thời gian chờ đợi trên các giao lộ, làm cho luồng giao thông thông thoáng và vận hành nhịp nhàng hơn. 
Giao thông về đêm ở Hàn Quốc (ảnh Thùy Vinh)
Giao thông về đêm ở Hàn Quốc.                       Ảnh: Thùy Vinh
Giao thông ở Hàn Quốc
Đường phố ở Hàn Quốc luôn sạch sẽ.               Ảnh: Hoàng Vĩnh
 
Ở Hàn Quốc khi đi tàu điện ngầm hay xe buýt đều có chỗ ưu tiên dành riêng cho phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người tàn tật. Việc để điện thoại ở chế độ rung, đi nhẹ nói khẽ nơi công cộng, sử dụng tai nghe để không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh dường như đã trở thành một nét văn hóa khi tham gia giao thông của người dân. Và đó cũng là một trong những lý do thu hút du khách đến với đất nước du lịch 4 mùa này.
Khánh Ly

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.