Văn Miếu Nghệ An: Di tích văn hoá cần được phục hồi
Là một trong những điểm sinh hoạt văn hoá truyền thống, Văn Miếu Nghệ An xưa là nơi tụ hội của các văn sỹ, nho sỹ, các tao nhân mặc khách. Trải qua thời gian và bom đạn của chiến tranh, dấu tích còn lại duy nhất của công trình văn hóa này là gian nhà hậu cung bằng gỗ 5 gian nằm trong khuôn viên của Công ty In Nghệ An. Sự biến mất của Văn Miếu khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc nuối...
Là một trong những điểm sinh hoạt văn hoá truyền thống, Văn Miếu Nghệ An xưa là nơi tụ hội của các văn sỹ, nho sỹ, các tao nhân mặc khách. Trải qua thời gian và bom đạn của chiến tranh, dấu tích còn lại duy nhất của công trình văn hóa này là gian nhà hậu cung bằng gỗ 5 gian nằm trong khuôn viên của Công ty In Nghệ An. Sự biến mất của Văn Miếu khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc nuối...
Biểu trưng cho tinh thần hiếu học của xứ Nghệ
Theo sử sách, xưa kia Văn Miếu được xây dựng trên diện tích khá rộng thuộc địa phận xã Yên Dũng, tổng Yên Trường (nay là phường Hồng Sơn, Thành phố Vinh). Đây là nơi thờ Khổng Tử, người sáng lập ra đạo Nho cùng "thất thập nhị hiền", 72 học trò của Khổng Tử và những người đỗđạt cao;là nơi các quan đầu tỉnh trịnh trọng tổ chức lễđăng khoa giành cho các nho sinh thành đạt. Văn Miếu cũng chính là điểm sinh hoạt văn hoá truyền thống, nơi hội tụ các văn sỹ, nho sỹ, các tao nhân mặc khách của thành Vinh xưa và các vùng phụ cận.
Bức "Bình Văn" của họa sỹ Lê Văn Miến được lấy cảm hứng từ các buổi nghe đọc sách, bình văn ở Văn Miếu Vinh.
Tại đây, Hội Tư Văn Nghệ An đã ra đời để hàng tháng, vào các ngày rằm, môn sinh trong vùng lại vận áo quần chỉnh tềđểđến nghe giảng sách, bình văn. Chính hình ảnh này đã tạo cảm hứng cho hoạ sỹ người NghệLê Văn Miến - hoạ sỹ vẽ tranh sơn dầu đầutiên của Việt Nam vẽ nên bức hoạ nổi tiếng "Bình văn" hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Văn Miếu Nghệ An còn là nơi ra đời và là trụ sở của tổ chức "Hoan Châu học chính" - một chi nhánh của "Đông Kinh nghĩa thục" vào những năm đầu Thế kỉ XX. Tổ chức này do các nhà nho, văn thân tiến bộ sáng lập đã khơi dậy được truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước, góp phần cổ vũ cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, dành độc lập cho Tổ quốc.
Bên cạnh giá trị lịch sử và giá trị văn hoá, Văn Miếu Nghệ An còn mang giá trị giáo dục to lớn, biểu tượng cho tinh thần và truyền thống hiếu học của người dân xứ Nghệ. Theo một thống kê, kể từ khi xây dựng Văn Miếu, số người đỗđạt ở xứ Nghệ tăng lên rất nhanh. Chỉ tính từ triều Vua Minh Mệnh đến triều Vua Khải Định (1820 - 1919), Nghệ An có tới 91 người đỗđại khoa, chiếm 16,5% của cả nước. Riêng dưới triều Vua Duy Tân (1907 - 1915) số người đỗđại khoa chiếm đến 30%. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng, chính Văn Miếu đã là nơi tôn vinh, khuyến khích tinh thần hiếu học vốn có của con người nơi đây. Không có cách khích lệ nào hiệu quả hơn bằng việc ghi nhận và tôn vinh thành quả mà các nho sỹđã đạt được một cách trân trọng trên bia đá, bảng vàng.
Cần sớm được phục hồi
Trên tấm bản đồ chữ Hán cổ mà Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh đang giữ thì Văn Miếu xưa được ghi là Văn Thánh, có lối kiến trúc được bố trí kiểu chữ "Điền" với nhiều hạng mục công trình khá quy mô và có giá trị thẩm mĩ cao. Tại sân Văn Miếu có các công trình như Khuê Văn Các, giếng thiên tĩnh, nhà bia, gác chuông. Ngoài ra, nơi đây còn có hai dãy bia tiến sỹ khắc ghi tên tuổi các nho sinh xứ Nghệđỗđạt qua các kì thi; có gác chuông, gác trống, có nhà bái đường, nhà Tả vu, Hữu vu... Những công trình đó đến nay hầu như bị "xoá sổ", chỉ còn lại một ngôi nhà 5 gian bằng gỗ lim vốn trước kia là nhà hậu cung, được Xí nghiệp in Nghệ An cải tạo lại làm nhà kho vào năm 1959. Một số hiện vật quý khác như: chuông đồng, đại tự, câu đối hiện đang được bảo quản tại đền Hồng Sơn...
Từ năm 2004, tỉnh ta có chủ trương phục hồi, tôn tạo lại Văn Miếu. Sau đó, UBND tỉnh đã có thông báo giao cho Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch lựa chọn địa điểm. Qua nhiều cuộc hội thảo, hai khả năng đã được đưa ra, đó là: Phục dựng Văn Miếu ở khu vực vốn có (gồm toàn bộ khuôn viên Công ty CP in Nghệ An và 14 hộ dân ở phía Nam hiện nay) và ở vị trí khác thích hợp trên địa bàn Thành phố Vinh (xây mới Văn Miếu ở vị trí giữa Trường Phan Bội Châu và Trường Huỳnh Thúc Kháng; hoặc ở khu vực Công viên Trung tâm bên cạnh Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ)...
Nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi đã được đưa ra, bởi muốn phục dựng lại Văn Miếu cần diện tích khoảng 6.000 m2, cùng với đó còn nhiều phát sinh trong quá trình giải toả mặt bằng... Sau khi xem xét kỹ, UBND tỉnh đã quyết định phục dựng lại Văn Miếu ởđúng vị trí cũ. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Quản lý di tích - danh thắng tỉnh cho biết: Việc phục dựng Văn Miếu ởđúng vị trí cũ cũng giống với trường hợp phục dựng Văn Miếu ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên... Thời gian tới, sau khi nhận được thông báo chính thức, Ban Quản lý di tích - danh thắng sẽ tiếp tục lên kế hoạch, lập đề án để sớm phục hồi tôn tạo di tích Văn Miếu Nghệ An như mong muốn của đông đảo nhân dân tỉnh nhà.
Mỹ Hà