Về vùng đất cổ Bồn Man

Vùng đất huyện Tương Dương xưa kia là một phần Bồn Man. Vương quốc này nằm trải dài phía tây Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phăn, Xiêng Khoảng của Lào ngày nay. Dưới triều Hoàng đế Lê Nhân Tông, bị sự uy hiếp của Lao Qua, một phần đất Bồn Man đã xin nội thuộc, nhờ sự che chở của Đại Việt và được mang tên Trấn Ninh.

 

Ngã ba Diễn Châu - trung tâm Phủ Diễn xưa, nay thành thị tứ hiện đại, nhiều nhà cao tầng, bán buôn tấp nập. Đây vùng đất cổ Châu Hoan, Châu Ái còn lưu dấu ấn những con đường ngàn năm mở cõi của ông cha. Từ điểm đầu Quốc lộ 7 này, tôi ngược ngàn lên miền Tây xứ Nghệ.

Đường phẳng lỳ qua huyện lúa Yên Thành đương mùa gặt, đến Đô Lương vang mãi tiếng trống ba mươi, chảy ngược dòng Lam lên Anh Sơn nhớ Uy viễn Hầu Lý Nhật Quang - Hoan Châu Thánh Tổ. Quốc lộ 7 xuyên qua Con Cuông, vùng đất hữu tình nổi tiếng bởi câu thơ "Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu/ Tranh sơn thuỷ một màu ai khéo vẽ" của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan; đường uốn lượn theo sông suối len lỏi qua những triền núi, cánh rừng, bản làng đầu mây, đầu gió. - Tôi đã đến Cửa Rào nơi hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ nhập thành dòng sông Lam bốn mùa bãi mía nương dâu, bên lở bồi, dòng trong dòng đục.

Dưới đêm trăng nước sông lấp lánh ánh vàng vỗ nhẹ vào bờ, không thể biết rõ ánh vàng từ trời cao dõi chiếu hay từ lòng sông dội lên. Những người chị, người mẹ khăn trùm, váy xống địu con lấy nước bên sông cất một vài câu suối, điệu lăm lảnh lót ngợi ca đất nước, quê hương đẫm chất huyền thoại.


Đi giữa rừng săng lẻ Tam Đình thẳng hàng như có bàn tay ai vô tình sắp đặt, - một màu xanh trùng điệp của lá cây pha lẫn với màu trắng bạc của thân, màu tím của hoa (hoa nở vào mùa hè); trên những thân cây hàng trăm năm tuổi là vô vàn phong lan ngả nghiêng, kiêu kì đùa gió. Hoàng hôn về bóng nắng lùa qua khe lá nhuộm sắc vàng.

Tháng 5 vừa rồi, khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng với 7 khu dự trữ khác góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững? - Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát tự hào kể: thực ra khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận từ năm 2007 nhưng mãi đến giờ mới tổ chức công bố. Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An và các sở, ban, ngành đã vào cuộc quyết liệt để xây dựng khu sinh quyển bền vững, phát huy tốt lợi thế đã khẳng định, đến lúc thấy xứng đáng thì mới nhận...


Đỉnh Pù Hột đang đón bình minh. Bên này là thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ với nhiều loại gỗ quý như: Pơ mu, sa mu, lát hoa, đinh hương, lim, gụ, táu, sến, kền kền, chò chỉ, dổi, vàng tâm, cánh kiến đỏ, thông nhựa, sa nhân, đẳng sâm...cùng nhiều loài thú quý như: hổ, gấu, bò tót, voi, voọc xám; bên kia là xã 135 Nga Mi bản làng người Ơđu quần tụ trong sương sớm, những lúa nương, lúa nước hòa sắc của những rừng trồng khoanh nuôi; Đường nhựa trải như lụa mềm vào bản, nhà xây, nhà sàn, trạm xá, điện lưới khang trang. Dân bản giờ không chặt phá rừng làm nương rẫy, Nga Mi thay da đổi thịt, mùa màng bội thu, cái bụng của dân không đói, tiếng hát ê a của trẻ em vang lưng chừng núi, gửi thinh không.

Bây giờ nơi đầu nguồn sông Nậm Ngậm nồng nàn nắng. Nắng tháng sáu ôm riết lấy những nếp nhà sàn, sẻ san sự sống cho những ruộng lúa đang thì con gái mơn man, khói lam chiều bay lên từ những mái nhà cổ kính.


Thuyền bơi trên lòng hồ Bản Vẽ (sâu 160m, chứa 1,8 tỷ m3 nước, 8.700 km2 diện tích lưu vực), nước xanh màu phỉ thủy do ánh sáng của da trời, của cây cối,của những hòn đảo nổi trên hồ phản vào mặt nước. Nước nơi đây mang màu xanh như Hồ Ba Bể, khác biệt duy nhất giữa Ba Bể và Hồ Bản Vẽ có lẽ một bên là thiên tạo, một bên là bàn tay của con người biến thủy năng thành điện năng... "Núi có thiêng vì núi có thần, động có đẹp vì động có tiên". Hang Thẳm Nặm, Thẳm Kèo trong lòng hồ Bản Vẽ với lung linh: hệ thống nhũ đá nhiều hình dáng, sắc màu đỏ, xanh, tím, vàng kỳ thú, trong lòng hang có dòng suối ngầm, dòng nước trong mát, thảnh thơi bơi đàn cá. Tương Dương còn có nhiều hang động đẹp như Thẳm Kèo (xã Hữu Khuông), Thẳm Cùng (xã Tam Đình), Thẳm Cóng (Tam Quang), Thẳm Tẩu (Yên Thắng), Thẳm Áng (Xá Lượng)...Những hang động cung điện này có vẻ đẹp không thua gì Hạ Long, Phong Nha; đưa người xem vào giấc hoang ngộ ngỡ mình vừa thành Lưu, Nguyễn nhập thiên thai.

Về vùng đất cổ Bồn Man ảnh 1

                             Du thuyền trên sông Giăng. Ảnh: H.H

VềHồi Xá, xã Mai Sơn: Đã từ lâu, rất lâu vẫn nghe nơi đó còn thành quách xưa cũ... Bồn Man nào thấy dấu? Nhưng qua bao biến thiên lịch sử, thành quách giờ chẳng còn vì mưa vì gió, hay thành còn khuất trong núi, trong non? Ông Vi Tân Hợi, Phó chủ tịch huyện cho biết: huyện vẫn thường xuyên tiến hành khảo sát, tìm những di tích thuộc về Bồn Man, qua đó góp phần khôi phục những giá trịvăn hóa, lịch sử, đưa vào khai thác và phát triển du lịch. Tương Dương có rất nhiều tiềm năng, hiện đang tập trung xây dựng các điểm sinh thái kết hợp văn hóa vùng miền như: Du lịch Pù Huống khám phá văn hóa Ơđu; du lịch lòng hồ Bản Vẽ kết hợp hang động; phát huy du lịch văn hóa dân tộc Huồi Cụt ở Yên Na, các làng văn hóa dân tộc Thái ở Thạch Giám với các làng nghề thổ cẩm, nghề rèn, sản xuất nhạc cụ dân tộc. Năm sau, huyện sẽ triển khai dự án đào tạo nghề cho 400 lao động, hướng dẫn người dân tự làm du lịch...


Người dân Tương Dương hiếu khách đến lạ kỳ, luôn sΩn sàng sẻ chia ống nước, rá xôi. Người Khơ Mú ở bản Cà Moong còn khó khăn lắm, nhưng cô gái vẫn khẩn khoản mời khách về nghỉ lại, ăn bữa cơm cùng gia đình vì chiều muộn lắm!. Cái mệt mỏi do hơn 1 tiếng chạy thuyền máy ngược dòng Nậm Nơn, đi bộ 1 tiếng đồng hồ như bay biến hết cả trước cái tình người ấm áp của cô gái lạ mà quen. Đêm ở Cà Moong xuống sớm, đêm uống rượu cần "Bút cờ đoong" lễ mừng nhà mới, xem múa xòe, nghe đối đáp hát tơm...kéo mãi đến bình minh.

Về vùng đất cổ Bồn Man ảnh 2


             Một trong những thác nước đẹp ở Tương Dương. Ảnh: T.C

Tương Dương tôi chưa đi hết nên còn đi nữa, đi để thưởng thức những món ăn, sản vật nơi đây, như cá lăng, cá mát, gà ác, lợn đen; các loại rau, quả xoài, cà ngọt, măng đắng, khoai sọ, bí xanh, "pá pọc", "lậu sả thô" mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng; đi để biết thêm những đặc trưng văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng của bức tranh văn hóa Tương Dương.

Nhiều di sản văn hóa vật thể vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn: nhà ở, dụng cụ lao động sản xuất, vật dụng sinh hoạt, phương tiện vận chuyển, văn học dân gian, chữ Thái - Lai pao, nghệ thuật biểu diễn, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công truyền thống; khám phá những phong tục cổ truyền rất đặc sắc như bản Chắn, bản Mác, bản Cây Me, bản Nhặn, bản Phòng (xã Thạch Giám), bản Xoóng Con, bản Lưu Phong (xã Lưu Kiền), bản Huồi Tố (xã Mai Sơn)...

Đêm Tương Dương rậm rịch bước chân quen nam thanh nữ tú tự tình, tiếng chọc sàn, dìu dặt kèn môi, tiếng khèn, ống bưng đập sàn, cồng chiêng rộn rã; nghe rả rích tiếng côn trùng, muông thú trong đêm tìm bạn; củi chất thêm, lửa lại bập bùng, con người, trời đất và núi rừng như tụ về giao hoà, các "pò" (già bản) lại kể về những câu chuyện truyền đời cổ kim:...ngày xưa Bồn Man, Tương Dương còn gồm cả huyện Kỳ Sơn ..."...A lê, A lê! nham bau hom pảng/ Nhã là ham hing/ A lê, A lê! Xám xíp xã pên tụm là no vét/ Pét xíp xã tụm là no văn/ A lê, Alê..."(Lại gần đây lại gần đây/ Cho em được chào mời/ Miếng trầu để anh nhai cho thơm miệng/ Lại gần đây, lại gần đây!/ Để nghe cho rõ lời em kể/ Khi son trẻ chưa giáp mặt nhau/ Giờ về già đầu bạc răng long mới gặp/ Lại gần đây, lại gần đây!).


Ngày mai, mặt trời mọc, lại ngược về phía Tây lên Nậm Cắn, ta về Hòa Bình, vui lễ hội chọi trâu, lễ Đa zồng, sâu su, thi su của người Mông vào mùa xuân, cùng ném còn, bắn nỏ, ăn cơm mới cùng nam thanh, nữ tú người dân tộc Thái, đến bản Phòng cùng nhau múa sạp, về lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào, nhớ về cha ông anh hùng chống giặc ngoại xâm, cùng dâng lễ cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cầu cho sức khoẻ, phát tài, phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.

Thành Chung

tin mới

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.