Vết xe khổng lồ thời tiền sử

Một nhà khoa học Nga khẳng định những vết lún sâu kỳ lạ ở thung lũng Phrygian, Thổ Nhĩ Kỳ là dấu tích của nền văn minh xuất hiện trước cả con người.
Vệt lún được cho là của “xe vượt mọi địa hình khổng lồ” trên nền đá núi lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Alexander Koltypin
Vệt lún được cho là của “xe vượt mọi địa hình khổng lồ” trên nền đá núi lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Alexander Koltypin
Người đưa ra tuyên bố gây tranh cãi trên là nhà địa chất học, tiến sĩ Alexander Koltypin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc tế Độc lập ở Moscow, Nga. Koltypin cùng cộng sự hồi tháng 8 trở về từ chuyến khảo sát ở khu vực Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mặt đất chồng chéo những rãnh lún, được mô tả là "những đường rãnh hóa thạch ăn vào địa hình đá núi lửa".
Trước đó, giới học giả cho rằng, các đường rãnh hình thành qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Những đường rãnh đầu tiên được cho là xuất hiện trong Đế chế Hittite (1600-1178 trước Công nguyên). Qua thời gian, những con đường hằn sâu hơn xuống nền đá mềm sau quá trình di chuyển liên tục của người Phrygians, người Hy Lạp và Alexander Đại đế cùng quân đội của mình. Cuối cùng, chúng trở thành một phần trong mạng lưới giao thông của đế chế La Mã, tạp chí Culture Routes của Thổ Nhĩ Kỳ viết.
Tuy nhiên, sau khi cùng các cộng sự tới hiện trường nghiên cứu những đường rãnh sâu, Koltypin kết luận rằng đây là vết tích còn lại của những vệt bánh xe, nhưng chắc chắn không phải loại phương tiện hạng nhẹ như xe ngựa hay chiến mã xa.
Thay vào đó, ông cho rằng vết lún phải do "các loại xe vượt mọi địa hình chưa từng được biết đến từ thời nguyên thủy", có kích thước khổng lồ và trọng lượng lớn, tạo ra. Koltypin xác định chúng có niên đại xấp xỉ 14 triệu năm và được phát triển bởi một nền văn minh bí ẩn trước con người.
"Khu vực này được bao phủ bởi những rãnh lún sâu hình thành cách đây hàng triệu năm về trước, nhưng không liên quan đến con người," Koltypin nói và khẳng định chắc chắn các vết lún đã có từ thời tiền sử, dựa vào phân tích đặc điểm đứt gãy và phong hóa quan sát được. "Phương pháp xác định tuổi đá núi lửa đã được nghiên cứu kỹ càng và chứng minh được tính chính xác của nó."
Nhà khoa học này mô tả, khoảng cách giữa cặp rãnh khá đều nhau, tương đương khoảng cách giữa hai bánh của ôtô hiện đại. Tuy nhiên, độ lún của chúng lại lớn hơn nhiều so với mức độ mà ôtô ngày nay có thể tạo ra trên đường. Đo đạc tại hiện trường cho thấy, đường rãnh có độ sâu tối đa là một mét. Mặt bên trong rãnh còn có nhiều đường rạch ngang, có thể là dấu vết để lại do ma sát với mấu trục của các chiến xa cổ đại.
Koltypin tin rằng các bánh xe địa hình khổng lồ cắt rãnh sâu vào mặt đất đá khi đó còn xốp mềm và ẩm nhờ trọng lượng rất lớn của chúng.
"Sau đó những vết lún và tất cả bề mặt xung quanh hóa thạch, bảo quản nguyên vẹn các bằng chứng cho tới ngày nay. Những trường hợp như vậy rất phổ biến đối với giới địa chất, dấu chân khủng long cũng được 'bảo tồn tự nhiên' như vậy," Koltypin giải thích.
Koltypin nhận thức được tuyên bố của mình sẽ gây nhiều tranh cãi. Giới học giả truyền thống sẽ không đề cập tới chủ đề này vì nó sẽ "đập tan tất cả những lý thuyết kinh điển của họ."
"Tôi nghĩ chúng ta đang nhìn thấy những dấu vết của một nền văn minh tồn tại trước sự ra đời của con người. Có thể những sinh vật của nền văn minh tiền sử này không giống với con người ngày nay," Koltypin giả định.
Những rãnh sâu bí ẩn không kém cũng nằm ở một một số nơi khác trên trái đất, đáng chú ý nhất là tại quần đảo Malta, nằm giữa Địa Trung Hải, và trở thành một trong những hiện tượng làm giới khoa học bối rối. Một số đường lún kỳ lạ ở địa danh Misrah Ghar il-Kbir, quần đảo Malta xuyên qua các vách đá nhô ra biển hay hướng về đại dương một cách có chủ đích. Ai đã làm ra những vết bánh xe cỡ lớn này hay tại sao chúng xuất hiện vẫn còn là một ẩn số.
Giống như bí ẩn của những rãnh mòn ở quần đảo Malta, rất nhiều câu hỏi xoay quanh vết lún sâu cắt vào nền đất đá tại thung lũng Phrygian chưa tìm được lời giải. Nhà khoa học Koltypin đang tiếp tục nghiên cứu của mình, song phải mất một thời gian trước khi các kết luận trái với quan niệm xưa nay của ông được xem xét.
Theo VnExpress

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.