Vì sao ô tô dễ mất phanh cuối chặng đèo dốc

04/09/2014 08:48

Hiện tượng mất phanh là một trong những sự cố kỹ thuật cực kỳ nguy hiểm, dễ gặp khi xe ô tô liên tục phải đổ đèo vài chục km với tải trọng lớn.

Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Bởi khi đi ở các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn truyền lực phanh bằng dầu, nên khi rà phanh liên tục dễ sinh nhiệt.

Má phanh ô tô thường dùng dầu thủy lực dẫn truyền lực phanh vào bánh xe
Má phanh ô tô thường dùng dầu thủy lực dẫn truyền lực phanh vào bánh xe

Nhiệt lượng sinh ra làm trơ lì má phanh, khiến dầu phanh trong xi-lanh có thể bị sôi, làm lộn cupen ở xi-lanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.

Một nguyên nhân khác là xuống đèo ở số 3 trở lên cũng nguy hiểm do lúc đó tốc độ máy kết hợp với quán tính sẽ đẩy tốc độ xe tăng thêm ít nhất 40% so với bình thường.

Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. Lưu ý, không gạt về số 0 (N) quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc.

Khi bị quá nhiệt, dầu phanh bị sôi khiến pít-tông đẩy má phanh mất tác dụng
Khi bị quá nhiệt, dầu phanh bị sôi khiến pít-tông đẩy má phanh mất tác dụng

Chẳng hạn, xe đang đổ đèo ở vị trí số 3 hoặc số 4 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn phải đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù ga để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2.

Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo phanh lại lần nữa để dừng hẳn xe.

Khi mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tục nhiều lần để có thể phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ. Sau đó, cho xe dừng hẳn bằng cách dựa vào các thanh hộ lan, lan can thép, bờ tường, lề đường, vách núi…

Để giảm thiểu các tác động dẫn đến mất phanh, lái xe nên tập thói quen đi bằng số thấp (số 1, 2) mỗi khi đổ đèo, dốc cao, hoặc địa hình hiểm trở để vòng tua máy thấp sẽ làm hãm độ trôi của xe, gánh bớt gánh nặng của phanh. Nên nhớ, những xe được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ thì tỷ lệ mất phanh chỉ là 1%.

Theo.VTC.new

Mới nhất

x
Vì sao ô tô dễ mất phanh cuối chặng đèo dốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO