Vụ 3 cây Sa mu Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt bị đốn hạ: Chân dung lâm tặc

16/07/2015 07:31

(Baonghean.vn)- Tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Phong, phóng viên Báo Nghệ An đã tiếp cận các thông tin vụ việc lâm tặc đốn hạ 3 cây Sa mu hàng trăm năm tuổi tại khoảnh 11, Tiểu khu 59 - vùng rừng giàu nguyên sinh được quy định bảo vệ nghiêm ngặt - của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. 5 lâm tặc đã ra tay đốn hạ 3 cây sa mu gồm: Lữ Văn Dương (SN 1976), Vi Văn Hoài (SN 1979), Vi Văn Bình (SN1994), Lương Văn Tâm (SN 1975) cùng trú tại bản Mường Phú, xã Thông Thụ, Cao Minh Quyết (SN 1986) trú tại bản Mường Ham, xã Châu Cường, Quỳ Hợp.

TIN LIÊN QUAN

Dưới đây là những đối tượng lâm tặc đã tham gia đốn hạ Samu:

Đối tượng Cao Minh Quyết.
Đối tượng Cao Minh Quyết.
Đối tượng Vi Văn Bình.
Đối tượng Vi Văn Bình.
Đối tượng Lữ Văn Dương.
Đối tượng Lữ Văn Dương.
Đối tượng Vi Văn Hoài.
Đối tượng Vi Văn Hoài.
Đối tượng Lương Văn Tâm.
Đối tượng Lương Văn Tâm.
Trước phóng viên, đối tượng Cao Minh Quyết nói rằng, y trú tại xã Mường Ham, xã Châu Cường, Quỳ Hợp, có vợ chưa cưới ở bản Mường Phú, xã Thông Thụ. Do không có công ăn việc làm nên khi Vi Văn Hoài và Lương Văn Tâm (là 2 người bác của người vợ tương lai, đồng thời là hai đối tượng cầm đầu) rủ rê khai thác trái phép cây Sa mu trong vùng rừng nguyên sinh Pù Hoạt thì đã đi theo.
Trò chuyện với phóng viên, đối tượng Cao Minh Quyết cho hay, hắn trú tại xã Mường Ham, xã Châu Cường, Quỳ Hợp, có vợ chưa cưới ở bản Mường Phú, xã Thông Thụ. Do không có công ăn việc làm nên khi Vi Văn Hoài và Lương Văn Tâm (là 2 người bác của người vợ tương lai, đồng thời là hai đối tượng cầm đầu) rủ rê khai thác trái phép cây Sa mu trong vùng rừng nguyên sinh Pù Hoạt thì đã đi theo.
Dù các đối tượng liên quan đều khẳng định Vi Văn Hoài cùng Lương Văn Tâm là những đối tượng cầm đầu, tổ chức khai thác trái phép cây Sa mu nhưng Vi Văn Hoài liên tục chối bỏ, cho rằng Lương Văn Tâm mới là kẻ cầm đầu.
Dù các đối tượng liên quan đều khẳng định Vi Văn Hoài cùng Lương Văn Tâm là những đối tượng cầm đầu, tổ chức khai thác trái phép cây Sa mu nhưng Vi Văn Hoài liên tục chối bỏ, cho rằng Lương Văn Tâm mới là kẻ cầm đầu.
Lương Văn Tâm thì chối bỏ những lời nói của đồng bọn mà cho rằng tất cả đều có trách nhiệm như nhau trong việc tổ chức, mua sắm công cụ và khai thác trái phép cây Sa mu. Đồng thời, y khai nhận, có móc nối với những đối tượng người Mông (Lào) để thực hiện các hành vi khai thác, tiêu thụ gỗ Sa mu khai thác trái phép.
Lương Văn Tâm thì chối bỏ những lời nói của đồng bọn mà cho rằng tất cả đều có trách nhiệm như nhau trong việc tổ chức, mua sắm công cụ và khai thác trái phép cây Sa mu. Đồng thời, y khai nhận, có móc nối với những đối tượng người Mông (Lào) để thực hiện các hành vi khai thác, tiêu thụ gỗ Sa mu khai thác trái phép.
Những công cụ thực hiện khai thác trái phép gỗ Sa mu của 5 tên lâm tặc bị lực lượng chức năng thu giữ tại hiện trường chúng khai thác.
Những công cụ thực hiện khai thác trái phép gỗ Sa mu của 5 tên lâm tặc bị lực lượng chức năng thu giữ tại hiện trường khai thác.
Trong đó, động cơ mô tô có dung tích lớn...
Trong đó, động cơ mô tô có dung tích lớn...
...và ba lăng xích để tời gỗ.
...và ba lăng xích để tời gỗ.
Còn chiếc lam cưa xăng có chiều dài tới 1,6m này, theo cán bộ điều tra Công an huyện Quế Phong, cưa xăng lớn nhất có lam dài từ 0,8 - 1,2 m, vậy nhưng, để cắt những gốc Sa mu lớn hàng chục người ôm, để xẻ thân cây thành những tấm lớn, những tên lâm tặc đã hàn nối lam cưa xăng dài tới 1,6m. Trong ảnh: Cán bộ điều tra Công an huyện Quế Phong chỉ những mép hàn lam cưa xăng.
Còn chiếc lam cưa xăng có chiều dài tới 1,6m này, theo cán bộ điều tra Công an huyện Quế Phong, cưa xăng lớn nhất có lam dài từ 0,8 - 1,2 m, vậy nhưng, để cắt những gốc Sa mu lớn hàng chục người ôm, để xẻ thân cây thành những tấm lớn, những tên lâm tặc đã hàn nối lam cưa xăng dài tới 1,6m. Trong ảnh: Cán bộ điều tra Công an huyện Quế Phong chỉ những mép hàn lam cưa xăng.
Theo Thượng tá Đặng Văn Hiếu, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Phong, vùng rừng Sa mu bị lâm tặc khai thác trái phép chỉ cách đường dân sinh nước bạn Lào đúng 1020m. Sau khi khai thác, lâm tặc chỉ có cách duy nhất tiêu thụ gỗ là dùng động cơ, ba lăng xích tời qua biên giới để tiêu thụ. Theo Nghị định 32, cây Sa mu nằm trong danh mục động thực vật quý hiếm; các đối tượng khai thác trái phép với số lượng lớn, chưa tính những cây cối khác bị chúng đốn hạ, riêng gỗ Sa mu ước tính khoảng 230m3 nên cơ quan điều tra xác định hành vi của chúng đã vi phạm Khoản 2 Điều 175 của Bộ Luật Hình sự là đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Thượng tá Đặng Văn Hiếu, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Phong, vùng rừng Sa mu bị lâm tặc khai thác trái phép chỉ cách đường dân sinh nước bạn Lào đúng 1020m. Sau khi khai thác, lâm tặc chỉ có cách duy nhất tiêu thụ gỗ là dùng động cơ, ba lăng xích tời qua biên giới để tiêu thụ. Theo Nghị định 32, cây Sa mu nằm trong danh mục động thực vật quý hiếm; các đối tượng khai thác trái phép với số lượng lớn, chưa tính những cây cối khác bị chúng đốn hạ, riêng gỗ Sa mu ước tính khoảng 230m3 nên cơ quan điều tra xác định hành vi của chúng đã vi phạm Khoản 2 Điều 175 của Bộ Luật Hình sự là đặc biệt nghiêm trọng. "Chúng tôi đang mở rộng điều tra...." - Thượng tá Đặng Văn Hiếu nói.

Nhật Lân - Việt Long

Mới nhất

x
Vụ 3 cây Sa mu Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt bị đốn hạ: Chân dung lâm tặc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO