Vướng mắc trong thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập

(Baonghean) - Việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập từ cơ chế nhà nước bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế tất yếu, nhằm giảm áp lực tài chính cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo động lực phát huy sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ… là chủ trương chung của tỉnh. Tuy vậy, để chủ trương này được thực hiện hiệu quả, rất cần cơ chế phù hợp…

Tự chủ để phát triển

Là một trong những đơn vị đầu tiên được Sở Y tế chọn thí điểm về tự chủ chi thường xuyên từ ngày 1/1/2017, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hút và làm hài lòng người bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Hồng Trường - Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Bệnh viện đã chủ động triển khai nhiều nội dung quan trọng, chủ động được hầu hết mọi hoạt động của đơn vị, tạo tiền đề cho sự phát triển như: Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển; tổ chức triển khai thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ngày một tốt hơn. Nhờ đó, từ đầu năm 2017 đến nay, lượng bệnh nhân đến bệnh viện tăng đáng kể, trong 6 tháng đầu năm 2017, chỉ tiêu giường bệnh là 280 giường (năm 2016 là 230 giường), công suất sử dụng giường bệnh là 185%, đạt tỷ lệ 123%”.

Còn ở Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (thuộc Sở TN&MT) được chuyển đổi cơ chế tự chủ chi thường xuyên từ năm 2016. Theo đó, thu nhập của người lao động được đánh giá thông qua năng suất, hiệu quả làm việc, cơ chế đánh giá thi đua khen thưởng minh bạch, rõ ràng. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên của đơn vị phải đổi mới, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tạo ra sản phẩm nhanh hơn, chất lượng hơn, thích nghi với môi trường mới.

Giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Lê
Giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Lê

“Xu thế cạnh tranh hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ, người lao động của đơn vị luôn chủ động, phấn đấu cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nhờ quán triệt tốt, có cơ chế khuyến khích, động viên gắn với kiểm tra giám sát năng lực công tác của mỗi cán bộ, nhân viên, từ khi thực hiện tự chủ đến nay, Trung tâm tiết kiệm kinh phí thường xuyên gần 1 tỷ đồng/năm cho nhà nước so với trước đây”- Ông Lê Văn Hưng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An khẳng định.

Tương tự, tại Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, thực hiện tự chủ một phần chi thường xuyên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, hàng năm, 5 năm và 10 năm, đảm bảo tính chủ động trong các hoạt động. Đồng thời, năng động trong việc tăng cường tìm kiếm, ký kết thực hiện các hợp đồng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật để tăng nguồn thu như: Đào tạo tiếng Hàn Quốc; mở ga-ra sửa chữa ô tô; ký kết hợp đồng đào tạo nhân lực cho các tổ chức; hợp tác với các trường Đại học trong công tác đào tạo nghề; mở tiệm bánh Happy Bakery, Trung tâm Ngoại ngữ và hợp tác đào tạo… Các hoạt động này đã phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho đơn vị.

Phải khẳng định, triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị sự nghiệp đã được trao quyền tự chủ, từ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bộ máy, biên chế đến tài chính đã khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho viên chức, người lao động, tái đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động. Tuy nhiên, qua 9 năm thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho thấy mục tiêu đạt được ở một số đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ chưa rõ, chưa nâng cao được hiệu suất làm việc, cải cách tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao thu nhập, giảm chi ngân sách Nhà nước. Do đó, ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43 nhằm khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Nghị định số 43, đẩy mạnh quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Vẫn còn khó khăn, vướng mắc

Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là 1 trong 5 trọng điểm của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP có nhiều đổi mới căn bản về thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập so với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 16 chỉ quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ, làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Đến ngày 14/6/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. 

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ còn nhiều khó khăn, lúng túng cho cả cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Trước hết, do việc phân công cơ quan đầu mối có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 16 còn chưa thống nhất, rõ ràng (lúc thì giao Sở Nội vụ, lúc thì giao Sở Tài chính), dẫn đến hầu hết các đơn vị chủ quản và đơn vị sự nghiệp công lập đều lúng túng khi triển khai thực hiện.

Ví như Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, đơn vị đầu tiên trong số 8 đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế Nghệ An phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2017 - 2019. Sau 6 tháng thực hiện tự chủ theo quyết định của UBND tỉnh, đơn vị cũng đang gặp không ít vướng mắc. Qua trao đổi, lãnh đạo bệnh viện cho biết, hiện đơn vị chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể nào về việc tự chủ tài chính; trong khi lưu lượng bệnh nhân nhiều và yêu cầu về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đã gây khó khăn cho đơn vị.

Hay ở Trung tâm Quan trắc môi trường Nghệ An, qua quá trình thực hiện tự chủ cho thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn mâu thuẫn ở yêu cầu thực tế và khả năng chi trả lương cho cán bộ viên chức. Những đơn vị tự chủ thực hiện nhiệm vụ cần được tự chủ chi trả lương dựa trên năng lực, hiệu quả công tác, trong khi quy định lại bắt buộc tiền lương chi cho cán bộ viên chức và người lao động phải đảm bảo theo ngạch bậc, điều này chẳng những không khuyến khích được sự sáng tạo, các nhân tố tích cực, mà còn tạo sức ỳ, gây khó khăn cho đơn vị.

Ứng dụng kỹ thuật cao trong KCB tại Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh. Ảnh: Thanh Lê
Ứng dụng kỹ thuật cao trong KCB tại Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh. Ảnh: Thanh Lê

Với Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, hiện nay, nguồn thu của nhà trường tập trung vào 3 nội dung: Thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; Liên kết đào tạo; Học phí (trong đó học phí được Nhà nước hỗ trợ 1 học sinh hệ cao đẳng là 8 triệu đồng và hệ trung cấp là 7 triệu đồng). Theo ông Nguyễn Duy Nam - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc Nghệ An: “Nguồn chi cho đầu tư cơ sở vật chất là rất lớn, máy móc thiết bị phục vụ cho thực hành rất đắt, phải thay đổi thường xuyên cho phù hợp với xu thế. Trong khi đó, học sinh mỗi lớp chỉ có từ 15 - 20 người, vật tư nhiều, chi phí đầu tư tăng lên. Cho nên, việc thực hiện cơ chế tự chủ về mặt tài chính đối với các trường nghề, trường khối kỹ thuật cần phải được tính toán hợp lý, có lộ trình”.

Một bất cập khác khi thực hiện Nghị định số 16, đó là quy hoạch danh mục dịch vụ công của địa phương chưa ban hành; quy hoạch các mạng lưới dịch vụ công cũng chưa có; định mức kinh tế - kỹ thuật cũng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ngân sách Nhà nước; người đứng đầu một số đơn vị sự nghiệp công chưa chủ động trong việc xây dựng, quyết định giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng khai thác dịch vụ nhằm tăng nguồn thu để tự trang trải kinh phí hoạt động.

Vừa qua, HĐND tỉnh tiến hành giám sát tại một số đơn vị, sở, ngành về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy, kết quả triển khai Nghị định 16 còn rất hạn chế, đặc biệt là trong việc thực hiện tự chủ về mặt tài chính. Tuy còn nhiều khó khăn, song quan điểm của tỉnh là tiếp tục rà soát, phân loại những đơn vị nào đủ điều kiện chuyển sang tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị tự chủ toàn phần để giảm gánh nặng cho ngân sách và tăng tính chủ động cho các đơn vị.

Theo mức độ tự chủ quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1.895 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó theo thẩm quyền quản lý, hiện có 199 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và 1.696 đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện. Toàn tỉnh có 47 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, 1.184 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và 664 đơn vị do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động.

Thanh Lê

tin mới

Bí thư Đoàn xã với những việc làm ý nghĩa cho quê hương

Bí thư Đoàn xã với những việc làm ý nghĩa cho quê hương

(Baonghean.vn) - Đảng viên trẻ Nguyễn Hồng Sơn - Bí thư Đoàn xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn) được Tỉnh đoàn tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024. Anh Nguyễn Hồng Sơn luôn gương mẫu, triển khai các phần việc, vận động đoàn viên cùng cống hiến sức trẻ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn ban hành Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những đảng viên trẻ tiêu biểu và cán bộ Đoàn đạt giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh năm 2024

Những 'hạt giống đỏ' vững bước tiên phong của tuổi trẻ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2024, tuổi trẻ Nghệ An có 15 cá nhân được tuyên dương Đảng viên trẻ xuất sắc và 14 cán bộ đoàn được trao giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh. Nổi bật,có những cá nhân đạt cả 2 tiêu chí, họ là những “hạt giống đỏ” tiên phong trên những địa bàn, lĩnh vực khó khăn, đặc thù.

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

(Baonghean.vn) - HĐND huyện Quỳ Châu đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND huyện, kết quả 100% đại biểu HĐND huyện bầu ông Bùi Văn Hưng- Phó Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

(Baonghean.vn) - Ngày 20/12/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Chỉ thị số 26 về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030. Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hiền - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024, đồng chí Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, đây là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả, khán giả để có những sản phẩm báo chí bám sát thực tiễn đời sống,...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban. Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự.

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

(Baonghean.vn) - Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị và mong muốn Công an Nghệ An phải thực sự “xứng đáng là đơn vị anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là “đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu” của lực lượng Công an nhân dân trong học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy.

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tin tưởng Công an tỉnh sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc hơn nữa, luôn xứng danh là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân.