Vượt lên nỗi đau

(Baonghean) - Phải hẹn đến lần thứ 3, chúng tôi mới gặp được chị Nguyễn Thị Lệ - xóm 4, xã Nghi Trường - Nghi Lộc, người phụ nữ được cả xóm mến phục bởi sự tần tảo, chịu khó nuôi hai con trai ngoan, học giỏi khi chồng qua đời lúc mới 27 tuổi.

Chiều muộn, cơn mưa cuối hạ ri rích, trong ngôi nhà cấp 4 loang lổ vết thời gian do thiếu bàn tay người đàn ông chăm sóc, chị Lệ bắt đầu câu chuyện bằng cách khoe những tấm ảnh thời bé của hai cậu con trai: Nguyễn Đình Khánh sinh năm 1991 và Nguyễn Đình Hòa sinh năm 1994. Chị bảo, thằng em giống bố ở cái tính nhẫn nhịn, còn thằng anh là bản phô tô hình dáng của bố. Đã 17 năm nay, mẹ con chị chèo chống nuôi nhau, vượt qua bao đau buồn, gian khó, có những lúc tưởng chừng không thể vượt qua...

18 tuổi, chị Lệ lập gia đình, hai vợ chồng ở với ông bà nội được một thời gian thì ra riêng. Được sự giúp đỡ của hai bên nội ngoại, cộng với vay mượn của bạn bè, anh chị làm được ngôi nhà nhỏ đủ để che nắng, che mưa. Ngoài mấy sào ruộng khoán, chồng chị còn làm thêm nghề chở thuê bằng xe bò lốp. Rồi lần lượt chị sinh hai con trai, anh mừng lắm, cuộc sống không khá giả gì nhưng vui và hạnh phúc. Chị nói đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời chị. Chị nhớ những bữa cơm ấm cúng, vợ chồng con cái quây quần bên nhau, dù trên mâm chỉ có bát canh, quả cà, thi thoảng có thêm con cá, hay quả trứng gà vừa lấy trong ổ để dành cho con, nhưng sao ngon miệng đến lạ.

Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, anh đột ngột ra đi trong một vụ tai nạn. 27 tuổi chị đứt gánh giữa đường, một mình hai con thơ: một lên 6, một lên 3. Hàng xóm láng giềng, anh em bạn bè tưởng chị sẽ không thể sống nổi bởi từ trước đến nay mọi việc trong nhà đều do anh lo toan, chị chỉ biết nuôi con và làm ruộng.

Chống chếnh mất một thời gian, chị mới lấy lại được cân bằng, chị suy nghĩ rất nhiều và tự vạch ra cho mình một con đường duy nhất: phải sống, vững chãi để nuôi con, cho con ăn học bằng bạn bằng bè, đời mình đã khổ, không lẽ đời con mình cũng phải chịu thế sao? Và rồi cúng 50 ngày anh mất xong, chị gửi con cho ông bà ngoại gia nhập đội quân phụ hồ.

Những ngày đầu mới học việc, chưa quen, lại suốt ngày chang ngoài nắng, hết khuân gạch lại chuyển xi măng, sắt thép... quần quật từ sáng đến chiều tối, chị gần như kiệt sức, nhưng nghĩ đến hai con khóc nhớ bố, mong mẹ, chị lại trỗi dậy, mạnh mẽ và quyết liệt. Mọi người trong tổ thợ vẫn hay khôi hài: Không thấy cô Lệ ốm bao giờ! Cô Lệ mà ốm thì chắc là sắp bão to. Quả đúng như vậy, chị vẫn đinh ninh, anh đang theo sát để phù hộ cho chị và các con nên từ ngày anh mất, vất vả, thiếu thốn là thế nhưng cả ba mẹ con không hề biết đến một viên thuốc.

Đôi mắt chị rạng rỡ, lấp lánh khi ngắm nhìn bức ảnh con trai đầu Nguyễn Đình Khánh, chị bảo: “cháu học trường Đại học công nghệ giao thông vận tải năm thứ 4. Ngày cháu có giấy báo đậu đại học, ba mẹ con ôm nhau khóc vì mừng, vì tủi. Khi bố mất, Khánh chưa hiểu được hết nỗi đau mất bố là như thế nào. Thỉnh thoảng mẹ có chiều em Hòa một tý, Khánh còn nạnh kẹ. Rồi theo thời gian, lên lớp 1, con người ta tuổi đó đang mải chơi thế nhưng Khánh đã biết trông em, nấu cơm giúp mẹ.

Những hôm mẹ đi làm về muộn, hai anh em còn tự đi chợ, giặt quần áo... Cứ thế, thằng anh bày nhủ cho thằng em đi hết quãng đời học sinh. Kể cả chuyện họp phụ huynh ở trường cho thằng em, thằng anh cũng đi thay mẹ. Thương con sớm côi cút, mỗi tối, sau khi xong mọi việc, ba mẹ con nằm bên nhau, chị lại nhỏ to bày vẽ: nào là phải cố gắng mà học rồi sau này có cái ngành cái nghề đỡ khổ tấm thân như mẹ; nào là bố mẹ chẳng có gì để lại cho các con, chỉ mong có sức khỏe đi làm phụ hồ để lo cho các con học đến lúc nào không học được nữa thì thôi”.

Chị Hoàng Thị Hưng – chị dâu của chị Lệ cho biết: Khổ cực là thế nhưng chưa bao giờ thấy thím Lệ kêu than một lời. Được cái hai đứa con trai ngoan, học giỏi, năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường. Hàng xóm, anh em ai cũng thương.

Chúng tôi đang giở câu chuyện thì cháu Nguyễn Đình Hòa – con trai thứ hai của chị Lệ đi giúp đám cưới bên hàng xóm về. Ngại ngùng mất một lúc, Hòa mới trải lòng: Lớn lên không biết mặt bố, vì đến cả tấm ảnh để thờ bố cũng không có. Đi học bạn bè tranh nhau kể về bố, em thấy tủi thân và thiếu tự tin. Mẹ thì đi làm suốt ngày, ở nhà chỉ có hai anh em, anh lớn hơn nên anh hiểu mọi điều, anh đã giúp em lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, anh bảo: làm đàn ông phải cứng rắn lên, hai anh em phải là chỗ dựa cho mẹ.

Anh dạy cho em học, dạy em biết quét nhà, biết hái rau, gặt lúa... biết phân biệt đúng sai, biết nói những điều nên nói. Có những bí mật chỉ có hai anh em biết, mẹ không hề biết, vì hai anh em sợ mẹ buồn. Ngày anh thi đậu đại học ở Hà Nội, em vừa buồn vừa vui, buồn vì phải xa anh, vui vì anh đã toại nguyện ước mơ của mình, mong mỏi của mẹ. Anh bảo: chỉ mình anh đi học xa thôi, còn em cố gắng thi đậu Đại học Vinh để hàng ngày đi về với mẹ.

Nghe lời anh, Hòa thi vào khoa xây dựng, Đại học Vinh, năm đầu thiếu 1 điểm nhưng em không đi nguyện vọng hai mà ở nhà tiếp tục ôn để thi năm thứ 2. Hòa bảo: năm nay em làm bài có khả quan hơn, hy vọng là sẽ đỗ để không phụ công mẹ và sự tin tưởng của anh.

Chia tay mẹ con chị Lệ khi màn đêm đã bao trùm hết ngôi nhà nhỏ, vẳng nghe bên hàng xóm lách cách tiếng bát đũa chuẩn bị cho bữa cơm tối – bữa cơm sum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi. Khi chị Lệ tiễn chúng tôi ra cổng cũng là lúc trong nhà sáng lòa ánh điện, ánh sáng lung linh chiếu rõ bóng Hòa đang đứng ở cửa, tươi cười chào chúng tôi với niềm tin: ngày mai tươi sáng./.

Khi bài báo này lên khuôn, chúng tôi nhận được điện thoại của chị Lệ thông báo: “Cháu Hòa thi được 18 điểm cô ạ! Mẹ con tôi đang hồi hộp chờ thông báo điểm chuẩn của nhà trường”.

Bài, ảnh: Thanh Thủy

tin mới

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.