Vượt lên thương tật

(Baonghean.vn) - Những người lính bước ra từ cuộc chiến tranh. Họ lại bắt đầu một cuộc chiến mới: cuộc chiến chống đói nghèo. Trong cuộc chiến không kém phần cam go, thử thách này, họ vẫn thể hiện bản lĩnh và  phẩm chất tốt đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ.
 
Hạnh phúc của người trông coi đài liệt sỹ

Tháng 2 năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn cuối, anh thanh niên 17 tuổi Nguyễn Đình Lợi (Diễn Ngọc - Diễn Châu) viết đơn tình nguyện lên đường cầm súng với khát khao góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho ngày toàn thắng. Năm 1976, Nguyễn Đình Lợi là chiến sỹ Lữ đoàn 176 thuộc binh đoàn quân tình nguyện Lào với nhiệm vụ bảo vệ đoàn tùy viên quân sự Việt Nam sang giúp bạn truy quét tàn quân phỉ Vàng Pao. Tháng 8/1981, ở mặt trận Bolikhamxay, chiến sỹ Nguyễn Đình Lợi đã bị gãy cột sống và chấn thương nặng toàn thân, mất 98% sức khỏe.

Không cam chịu cảnh suốt ngày phải mặc “áo giáp” với hệ thống sắt thép gia cố, bảo vệ xương thẳng không bị lệch, ông kiên trì tập luyện. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng mưa ông đều dành 1-2 giờ đồng hồ để tự rèn luyện sức khỏe. Với suy nghĩ tìm kiếm một việc gì để làm, vừa phù hợp với sức khỏe của mình, vừa có ý nghĩa, ông đã đề xuất với địa phương bố trí cho mình làm bảo vệ đài tưởng niệm liệt sỹ 30-31, Di tích lịch sử quốc gia nằm ngay trên xã nhà, hàng ngày chăm sóc phần hương khói cho các liệt sỹ.

Lúc này, vùng đất trống của khu đài tưởng niệm liệt sỹ rộng 5.000 m2 còn nhiều, không thể dựa mãi vào nguồn trợ cấp của nhà nước, vợ chồng ông trồng lúa, khoai, rau, đậu ngô và nuôi cá. Được chính quyền địa phương hướng dẫn cho cách làm ăn, kinh nghiệm mô hình sản xuất giỏi của anh em thương binh, vợ chồng chịu thương chịu khó nên cuộc sống gia đình ông ngày càng ổn định. Vì sức khỏe hạn chế, ông chuyển hướng sang trồng, chăm sóc, kinh doanh cây cảnh – cho thu nhập cao…

Ông Nguyễn Đình Lợi (Diễn Ngọc, Diễn Châu) chăm sóc Đài tưởng niệm

liệt sỹ 30 - 31 của xã.                                 Ảnh: Thành Chung

Thương binh làm đẹp cho đời

Người CCB này có cái tên cũng giản dị, chất phác như con người của ông - Nguyễn Viết Thông. Ông sinh năm 1956 ở một làng quê nghèo xã Nghi Liên (Nghi Lộc), nay thuộc TP Vinh.

18 tuổi tòng quân theo tiếng gọi của đất nước, năm 1981, ông xuất ngũ trở về với thương binh 4/4. Trách nhiệm của một người anh cả trong gia đình 7 anh em, ông vừa đi học lớp trung cấp quản lý vừa làm tại Ty Lương thực Nghệ Tĩnh. Ông lo công việc, dựng vợ, gả chồng cho các em rồi mới tính đến hạnh phúc riêng khi tuổi đã tứ tuần. Kết thúc thời kỳ bao cấp, bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường, cuộc đời của ông lại bắt đầu với những gian truân, vất vả mới. Nhận nhiệm vụ mua từng xe gạo từ miền Nam ra, chở lên bán ở vùng đá đỏ Quỳ Châu đúng vào thời điểm gạo rớt giá. Rồi đơn vị làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm, ông xin nghỉ không lương về làm dịch vụ. Thuê ốt bán vật liệu xây dựng đúng dịp có tin đồn gạch Trung Quốc ảnh hưởng đến sức khỏe, không bán được, lỗ nên ông bỏ vào Nam học nuôi tôm.

Xa nhà, vốn không có, đi làm thuê  nên thu nhập cũng chả được là bao, bố mẹ già ở quê cần được chăm sóc, thế là ông lại trở về xin thuê đất sân bay nuôi cá. Ba người đồng đội cùng nhau làm, canh ngày canh đêm, đến khi gần thu hoạch thì thấy cá phơi bụng trắng ao. Hóa ra có kẻ dùng điện đánh trộm cá. Thế là lại mất trắng. Quay về cơ quan cũ được một thời gian ngắn thì người em trai duy nhất của ông bị tai nạn giao thông. Vì hoàn cảnh gia đình, ông đành xin nghỉ chế độ, lại suy nghĩ trăn trở tìm con đường nuôi sống gia đình. Cuối cùng, ông quyết định trở về với nghề trồng hoa cây cảnh – vốn là nghề truyền thống của quê hương. Thế nhưng, cái nghề làm hoa cây cảnh của ông cũng không phải dễ dàng, thuận lợi. Vốn không có, chỉ dựa vào đồng lương trợ cấp thương binh, đầu ra chưa có, kinh nghiệm cũng không… Đã có một thời người cựu chiến binh này phải chở từng xe cây đi rong ruổi khắp các chợ từ Gia Lách, Bãi Vọt (Hà Tĩnh) rồi ra cả Diễn Châu…

Với hướng đi mới, ông không còn phải rong ruổi đi bán cây nữa mà cung cấp, trồng và chăm sóc cây, hoa cho các công trình lớn trong tỉnh như môi trường đô thị Thị xã Cửa Lò, Trường Chính trị TP Vinh, Trường Dạy nghề Nghi Lộc, Tổng kho Việt Lào… Nhờ sự tôi luyện trong quân ngũ, ông đã chinh phục khách hàng bằng chữ “tín” trong làm ăn, bằng hiệu quả của công việc. Ông cùng các cựu chiến binh, bạn nghề trong làng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác làm ăn, chia sẻ cơ hội. Những người trẻ trong làng nhờ thế cũng cuốn hút vào những hoạt động rất có ý nghĩa này. Nghề của làng hoa cây cảnh quê ông có triển vọng được các thế hệ sau giữ gìn và phát triển.

Chia tay chúng tôi, ông nói, mong sao nghề trồng cây cảnh ngày càng phát triển để môi trường của chúng ta bớt bị ô nhiễm và để ông có cơ hội tạo nghề, tạo việc làm cho con em đồng đội cũ, và nhiều người nghèo ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Thành Chung - Hương Giang

tin mới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.