Xả thải gây ô nhiễm môi trường

(Baonghean) - Người dân ở bản Công, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp rất bức xúc vì Công ty khai khoáng Lạng Sơn, trong quá trình khai thác quặng thiếc đã xả chất thải trực tiếp xuống suối. Khi trời mưa, nước suối dâng cao, bùn đất tràn vào, làm ngập vườn và nhà ở của các hộ ở dọc theo suối từ Thung Bốn xuống đến hang Cát Tơ. Bùn đất tràn vào vườn, vào nhà, có độ dày từ 10 - 30 cm. Các công trình vệ sinh bị hư hỏng. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề.

 Trước đây, Công ty này nhiều lần xả bùn xuống ruộng của dân, khi người dân có ý kiến, Công ty đã thỏa thuận, khắc phục những thiệt hại cho dân. Nhưng tình trạng xả thải này lại vẫn tiếp tục tái diễn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống của nhiều hộ dân, làm ngập nhiều diện tích ruộng. Cán bộ và người dân bản Công đề nghị: Thu hồi Giấy cấp mỏ của Công ty để nhân dân yên tâm khắc phục hậu quả, tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống. Hiện tại, nhiều hộ dân không có nước ăn, sản xuất bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng.

Trước những phản ánh, kiến nghị của bà con ở bản Công, UNBD xã Châu Hồng đã thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức đối thoại giữa Công ty Lạng Sơn với những hộ dân bị ảnh hưởng từ việc xả thải của Công ty. Thế  nhưng, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Trước tình hình trên, UBND xã Châu Hồng đã có văn bản gửi UNBD huyện Quỳ Hợp và UBND tỉnh đề nghị thu hồi mỏ của Công ty Khai khoáng Lạng Sơn.

Tình trạng khai thác, chế biến khoáng sản, xả chất thải trực tiếp xuống sông, suối làm ảnh hưởng đến sản xuất và gây ô nhiễm môi trường ở bản Công, xã Châu Hồng và một số nơi trên địa bàn huyện Quỳ Hợp cần được kiểm tra, xử lý sớm. Các ngành chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để lập lại trật tự trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn Quỳ Hợp, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sản xuất và đời sống của nhân dân.

Phan Giang (Quỳ Hợp)

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.