Xem thường luật pháp?

(Baonghean.vn) Tần số vô tuyến điện (VTĐ) là tài nguyên của quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm tần số VTĐ trên địa bàn tỉnh ta lại đang xẩy ra ở cả cơ quan nhà nước cho tới người dân.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm Tần số VTĐ khu vực VI, năm 2010, trên địa bàn tỉnh ta có 24 vụ vi phạm (sử dụng truyền thanh không dây 15 vụ, mạng dùng riêng 9 vụ); từ đầu năm 2011 đến nay phát hiện 31 vụ vi phạm (sử dụng truyền thanh không dây 24 vụ, mạng dùng riêng 2 vụ, phát thanh truyền hình 3 vụ, mạng công cộng 2 vụ).

Như vậy, các vụ vi phạm đang có chiều hướng gia tăng. Đáng nói là các vụ vi phạm này có cả các tổ chức, cơ quan nhà nước chứ không riêng gì người dân. Các vụ vi phạm chủ yếu là sử dụng tần số và thiết bị VTĐ không có giấy phép của Cục Tần số, phát xạ phụ gây nhiễu, sử dụng sai quy định Về giờ hoạt động trong giấy phép, sử dụng tần số không đúng với quy định trong giấy phép.

Các vụ vi phạm tần số VTĐ của đài truyền thanh không dây, mạng dùng riêng trên đất liền đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tần số đã được cấp phép khác như: các mạng điện thoại di động, hệ thống điều hành không lưu tại Sân bay Vinh... làm cho các hệ thống này bị chèn sóng, nhiễu sóng, bị gián đoạn, gây thiệt hại lớn đến vật chất, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người.

Nghị định 51/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện nêu rõ: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không khai báo, không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị hư hỏng đối với một trong các giấy phép: giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình; giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu, giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định, đài bờ, thiết bị riêng lẻ và các trường hợp (điều 5); Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu sử dụng thiết bị gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến đường dẫn, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh khi đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (điều 18)

Các tàu cá sử dụngthiết bị phát sóng vô tuyến không cấp phép sẽ gây nguy hiểm đối với hoạt động của hệ thống đài truyền thanh duyên hải, nhất là đối với công tác tìm kiếm, cứu nạn trong mùa mưa bão. Bởi những tàu cá sử dụng các thiết bị có băng tần HF truyền sóng xa có thể tới hàng ngàn km sẽ gây nhiễu tần số liên lạc cấp cứu, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm, cứu nạn và gây nguy hiểm tới sinh mạng và tài sản của những người đi biển.Những người sử dụng thiết bị không có giấy phép sử dụng cũng không hiểu biết và nắm rõ các tác dụng của thiết bị mà mình đang sử dụng.

Trên tàu đánh cá xa bờ, các thiết bị thông tin liên lạc do người dân tự trang bị mà không đăng ký tần số VTĐ thì chủ yếu dùng để đàm thoại với người thân ở nhà chứ ít khi biết đến các tần số liên lạc và phát tín hiệu cấp cứu, tần số thu dự báo thiên tai, tần số liên lạc với đồn biên phòng, các tần số cấp cứu hàng hải quốc tế... được quy định và hướng dẫn sử dụng một cách cụ thể nếu như họ đăng ký sử dụng tần số VTĐ cho các thiết bị phát sóng.

Ông Phạm Văn Hoà-Phó phòng Nghiệp vụ - Trung tâm tần số VTĐ khu vực VI, cho biết: "Sự phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô các mạng thông tin di động, phát thanh, truyền hình cũng như các mạng thông tin vô tuyến dùng riêng trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Nghệ An nói riêng đã tạo ra những thách thức lớn cho công tác quản lý tần số VTĐ. Để phát hiện các trường hợp vi phạm, Trung tâm tần số VTĐ khu vực VI sử dụng các thiết bị ở trạm và xe lưu động để theo dõi, kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp vi phạm, chúng tôi lập biên bản, yêu cầu các đối tượng vi phạm hoàn tất các thủ tục đăng ký cấp phép, khắc phục các sai phạm bằng cách chỉnh sửa lại các thiết bị, lắp đặt thêm các bộ lọc để đảo bảo kỹ thuật khi phát tín hiệu.

Nhìn chung, các vi phạm tần số VTĐ chủ yếu tập trung vào các đối tượng là các đài truyền thanh không dây cấp phường, xã, tàu đánh cá xa bờ sử dụng thiết bị liên lạc. Nhận thức của các đối tượng này về lĩnh vực tần số VTĐ còn hạn chế; UBND cấp phường, xã chưa nắm được các quy định của Nhà nước về việc đăng ký xin cấp giấy phép sử dụng tần số VTĐ cho các đài truyền thanh không dây theo quy định tại Luật Tần số VTĐ. Có một số trường hợp thì xin cấp phép rồi nhưng khi sử dụng thì thiết bị lại không đảm bảo, hoặc sử dụng không đúng quy định của giấy phép".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thủ tục cấp giấy phép sử dụng cho các thiết bị thông tin liên lạc tàu cá là rất đơn giản, và lệ phí chỉ 50.000 đồng (cho 10 năm sử dụng), nhưng vì thiếu hiểu biết hoặc do chủ quan xem thường, mà nhiều chủ tàu đánh cá xa bờ đã không đăng ký (Nghệ An có khoảng 400 tàu cá xa bờ nhưng mới chỉ có 171 tàu được cấp phép sử dụng tần số VTĐ). Điều này dẫn đến ngoài việc không biết được các tần số liên lạc quan trọng, các chủ tàu cá này cũng đã vi phạm pháp luật về sử dụng tần số VTĐ. Ý thức của cá nhân là vậy, còn một số UBND xã, phường sau khi đoàn kiểm tra phát hiện sai phạm về sử dụng thiết bị truyền thanh không dây đã nhắc nhở làm thủ tục xin cấp phép, nộp lệ phí và phí sử dụng tần số để nhận giấy phép vẫn không thực hiện làm thủ tục và nộp các khoản phí.

Để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm tần số VTĐ, các cơ quan chức năng cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý tần số và thiết bị phát sóng VTĐ đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức cho ngư dân về tầm quan trọng của việc trang bị và sử dụng thiết bị phát sóng VTĐ phục vụ thông tin liên lạc; phòng, chống lụt, bão; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện nghề cá.

Đồng thời phải có các biện pháp cưỡng chế mạnh như: kiên quyết không cho xuất bến đối với những phương tiện nghề cá không trang bị thiết bị phát sóng VTĐ phục vụ thông tin liên lạc theo quy định, hoặc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ mà không có giấy phép của Cục Tần số VTĐ; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh, mua bán thiết bị phát sóng VTĐ và sử dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ trái với quy định của pháp luật.

Đức Chuyên

tin mới

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).

Video: Khởi tố đối tượng giả danh Luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Video: Khởi tố đối tượng giả danh luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(Baonghean.vn) - Không có công ăn việc làm ổn định, không bằng cấp nhưng Trần Thị Thủy vẫn thông tin tới các bị hại bản thân là luật sư, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại thông qua hình thức “chạy án”. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An bắt giữ, khởi tố.

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thủy (SN 1980), trú tại phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở chỉ đạo của Công an tỉnh, Tổ công tác đặc biệt gồm lực lượng của Phòng CSGT, phối hợp CSCĐ triển khai tổ chức tuần tra, kiểm soát trên tất cả các tuyến đường; xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến các phương tiện kinh doanh vận tải, nhất là lỗi vi phạm quá khổ, quá tải...

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Baonghean.vn) - Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt bao nhiêu?. Vấn đề quan tâm của ông Nguyễn Văn Trì (Thanh Chương, Nghệ An).

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá thành công chuyên án, triệt xóa ổ nhóm trộm hơn 2 tấn chó, do các đối tượng mang nhiều tiền án, tiền sự thực hiện, bước đầu bắt giữ 3 đối tượng.

Hồ Sỹ Bé bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Giết người. Ảnh: Như Bình.

Sát hại hàng xóm chỉ vì 'tự ái vặt'

(Baonghean.vn) - Chỉ vì lời khích bác của người trong xóm, Hồ Sỹ Bé (Đô Lương) đã dùng dao cướp mạng sống của người láng giềng là trụ cột chính của gia đình có 5 miệng ăn... Hành vi của Bé để lại nỗi đau cho bao người, trong đó có cả người mẹ của gã.

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lê Thị Thúy Hà đưa ra thông tin cần người gia công các mặt hàng cao cấp, những người muốn nhận gia công các mặt hàng này cần phải đặt trước tiền cọc. Tuy nhiên, trên thực tế những nguồn vật liệu này được Lê Thị Thúy Hà mua trôi nổi trên thị trường và Lê Thị Thúy Hà cũng không có đầu mối tiêu thụ.