Xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xử lý 'lỗ hổng trong rừng phòng hộ' Bắc Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sau khi Báo Nghệ An có loạt bài phản ánh, Ban Quản lý rừng phòng hộ đã cử cán bộ đến các hộ dân để vận động người dân tuân thủ quy chế quản lý rừng. Trong khi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ.

Gần 170 ha rừng phòng hộ bị trồng cây nông nghiệp

Những ngày gần đây, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đến nhiều nhà dân để tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết để quản lý và sử dụng rừng phòng hộ theo đúng quy chế. Động thái này diễn ra sau khi Báo Nghệ An có loạt bài "Lỗ hổng trong quản lý rừng phòng hộ” đăng tải ngày 6/7. Nội dung loạt bài phản ánh nhiều năm nay người dân ở thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu công khai chặt phá, khai thác rừng phòng hộ, trồng cây nông nghiệp, làm trang trại quy mô lớn, dựng nhà kiên cố ngay giữa rừng..., trước sự bất lực của cơ quan chức năng.

Trong văn bản trả lời Báo Nghệ An, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An cho biết, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được UBND tỉnh giao quản lý theo các quyết định phê duyệt đề án thành lập Ban là 6.946,11 ha (rừng sản xuất: 1583,3 ha, rừng phòng hộ: 5.362,8 ha). Sau khi chuyển đổi loại rừng, tiếp tục thu hồi, trả về địa phương quản lý..., diện tích rừng và đất lâm nghiệp quản lý hiện nay 6.441,02 ha (rừng sản xuất: 1.582,92 ha, rừng phòng hộ: 4.858,1 ha) trên địa bàn 24 xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu.

Người dân tự ý khai thác gỗ trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Tiến Hùng

Người dân tự ý khai thác gỗ trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Tiến Hùng

Sau khi thành lập, Ban đã tổ chức rà soát hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và xác định một số tồn tại khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ và sử dụng rừng như: Diện tích rừng phòng hộ được giao quản lý chưa được cắm mốc, đo đạc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được thu hồi xử lý tài sản trên đất để giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An. Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở ranh giới theo số liệu, bản đồ rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt theo Quyết định 48/2014/UBND ngày 14/8/2014. Nguồn gốc sử dụng đất trước đó đã được các cơ quan nhà nước giao đất cho các hộ gia đình (cấp giấy chứng nhận QSD đất, giao đất theo Nghị định 01/CP, 02/CP, giao đất sản xuất lâm nghiệp, kinh doanh vườn rừng theo Quyết định 184/HĐ-BT, khế ước giao đất có rừng...), hoặc đã được giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên, nhận khoán thực hiện các Dự án lâm sinh chương trình trồng rừng, hoặc thầu khoán với UBND xã, hoặc người dân tự khai hoang và sử dụng từ trước khi thành lập Ban QLRPH. Một số diện tích là đất thổ cư (đất ở và đất liền kề) quy hoạch rừng phòng hộ. Đặc biệt là tình trạng trồng cây nông nghiệp, xây dựng nhà trại, chuồng trại chăn nuôi và tự ý khai thác rừng trồng phòng hộ... diễn ra từ nhiều năm trước.

Theo ông Trần Văn Sơn – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An, từ những vướng mắc đó, đơn vị đã tiến hành làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn và chỉ đạo phân công, tăng cường thêm cán bộ ở những vùng có điểm nóng tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, đất rừng được giao quản lý, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý, bảo vệ rừng, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện việc quản lý sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng phòng hộ...

Ông Sơn cho hay, giai đoạn từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2021 chỉ xảy ra một số ít vụ việc vi phạm liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai. Tuy nhiên, đầu năm 2022 xảy ra tình trạng các hộ dân tự ý khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng nguồn vốn tự có của hộ dân được trồng trên đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng phòng hộ. Tình trạng này tập trung tại các xã Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng và Tân Thắng thuộc lưu vực hồ chứa nước Vực Mấu. Đơn vị đã kiểm tra ngăn chặn, lập biên bản kiểm tra ban đầu, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật vi phạm, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng việc xử lý các trường hợp khai thác nói trên gặp nhiều vướng mắc do quy định chế tài xử phạt hành chính chưa rõ.

“Sau khi hộ dân nói trên khai thác, chúng tôi đã vận động nhân dân thực hiện việc ký kết hợp đồng trồng rừng để quản lý sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng phòng hộ. Một số hộ dân đã tự nguyện ký kết hợp đồng giao khoán trồng rừng và cam kết thực hiện theo quy chế”, ông Sơn nói.

Hàng trăm hecta đất rừng phòng hộ đã bị người dân tự ý chuyển đổi qua trồng cây nông nghiệp. Ảnh: Tiến Hùng

Hàng trăm hecta đất rừng phòng hộ đã bị người dân tự ý chuyển đổi qua trồng cây nông nghiệp. Ảnh: Tiến Hùng

Đối với diện tích rừng phòng hộ tại các xã Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Quỳnh Trang, Tân Thắng bị người dân trồng cây nông nghiệp từ trước, theo kết quả rà soát năm 2019 có 260,61 ha diện tích đất rừng phòng hộ đã được người dân chuyển đổi trồng cây nông nghiệp. Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đã rà soát và vận động các hộ dân nhận khoán trồng rừng đối với diện tích đang trồng cây nông nghiệp. Kết quả đến nay đã trồng rừng bằng vốn ngân sách, vốn trồng rừng thay thế với 69,12 ha cây sở (nhiều diện tích có cây dứa, nhang trồng xen với cây sở nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài tăng thu nhập cho người dân và phù trợ cho cây sở phát triển tốt) và 22,54 ha người dân sau khi trồng nông nghiệp đã trồng lại rừng. Như vậy, đến nay đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi 91,74 ha. Diện tích 168,87 ha còn lại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đang tiến hành từng bước ký kết hợp đồng khoán trồng rừng vào những diện tích trên để quản lý theo quy chế quản lý rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ bị chặt hạ để xây nhà, trồng cây nông nghiệp. Ảnh: Tiến Hùng

Rừng phòng hộ bị chặt hạ để xây nhà, trồng cây nông nghiệp. Ảnh: Tiến Hùng

Xin ý kiến chỉ đạo từ Trung ương

Cũng theo lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An, trước khi thành lập đơn vị, có 35 nhà trại, chuồng chăn nuôi lớn nhỏ xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ. Trong đó, chủ yếu là được làm tạm bợ có diện tích nhỏ từ 6m đến 15m và có một nhà ở, chuồng chăn nuôi có quy mô kiên cố như trang trại ông Vũ Văn Toàn (1 lò than, 1 nhà xưởng, 1 lò gạch). Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đã phối hợp với ban, ngành cấp huyện và UBND các xã tổ chức làm việc với hộ gia đình vận động các hộ không đưa người vào sinh sống, không cơi nới, xây mới, mở rộng quy mô, tiến hành chủ động tự tháo dỡ các công trình nhà ở và chuồng trại. Kiến nghị UBND huyện Quỳnh Lưu và Chi nhánh Điện lực ngưng cung cấp điện lưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho một số trang trại và nhà trại. Đến nay, không có trường hợp xây mới, mở rộng quy mô, thậm chí có khoảng 18 nhà trại có diện tích nhỏ từ 6m đến 15m được làm tạm bợ nay bỏ hoang không sử dụng. Đối với trường hợp chuồng trại, nhà trại xây dựng sau thời điểm thành lập. Ban QLRPH Bắc Nghệ An phối hợp với ban, ngành cấp huyện, UBND xã xử lý theo quy định pháp luật.

Riêng nhà ở và trang trại của ông Vũ Văn Toàn đã được UBND huyện Quỳnh Lưu xử phạt vi phạm hành chính và giao chủ hộ tháo dỡ công trình. Đến nay, ông Toàn đã tháo dỡ một phần công trình vi phạm. Ban QLRPH Bắc Nghệ An tiếp tục phối hợp với ban, ngành cấp huyện và UBND xã để giao trách nhiệm cho ông Toàn tiếp tục tháo dỡ công trình vi phạm.

Còn nhà ở của hộ dân Đậu Ngọc Cần có địa chỉ tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, khi phát hiện Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đã phối hợp với UBND xã Quỳnh Tân lập biên bản hiện trường, tổ chức làm việc với ông Đậu Ngọc Cần và đình chỉ việc thi công. Ông Cần cho biết, phần đất đang xây dựng thuộc Dự án giãn dân vùng Tam Lệ từ năm 2006. Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đã làm việc với UBND huyện, xã Quỳnh Tân để xác minh làm rõ và đề nghị xử lý.

Ngôi nhà ông Cần trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Tiến Hùng

Ngôi nhà ông Cần trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Tiến Hùng

Cũng theo ông Trần Văn Sơn, đầu năm 2022 đến nay, xảy ra 4 vụ vi phạm xây dựng công trình và đào bới, san lấp trên đất chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ. Các vụ việc được phát hiện kịp thời và đã được các cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra, tại đây, cũng có khoảng 33,08 ha đất thổ cư bị quy hoạch vào rừng phòng hộ... Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An cũng đã phối hợp UBND huyện, UBND xã rà soát, bóc tách và đề xuất cơ quan thẩm quyền đưa ra khỏi quy hoạch rừng phòng hộ.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An, bà Võ Thị Nhung – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các giải pháp đang tiến hành cũng chỉ mang tính chất tạm thời. “Những bất cập này không thể một sớm một chiều có thể tháo gỡ được. Chúng tôi vừa có báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa nhận được phản hồi. Thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị liên quan để sớm có phương án”, bà Nhung nói.

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.