Xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường do bãi rác Đông Vinh gây ra

21/10/2014 09:14

(Baonghean) - Báo Nghệ An số ra ngày 30/9/2014, tại chuyên mục Thông tin đường dây nóng phản ánh ý kiến của người dân các xóm 6 và 7, xã Nghi Kim, Thành phố Vinh: "Nhiều năm nay, địa bàn 2 xóm 6 và 7 của xã Nghi Kim bị ô nhiễm môi trường do bãi rác Đông Vinh gây ra, Nhà nước đã cho người dân được hưởng bảo hiểm y tế, hỗ trợ độc hại, sản xuất... Năm 2012, khi bãi rác chuyển ra Nghi Yên, mọi chế độ đã bị cắt, trong khi vẫn tồn dư độc hại. Người dân mong muốn các cấp xem xét thực tế để đồng thời giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa tiếp tục có các hỗ trợ thiết thực về chăm sóc sức khỏe và sản xuất".

Tiếp thu ý kiến phản ánh của báo, UBND thành phố đã giao các phòng, ban, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý làm rõ nội dung báo nêu. Ngày 15/10/2014, UBND TP. Vinh có Công văn số 5066/UBND-VP chỉ đạo xử lý vấn đề báo nêu như sau:

1. Nội dung hỗ trợ cho các hộ dân

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Thành phố Vinh đã ngừng đổ rác vào bãi rác Đông Vinh từ đầu năm 2011 và đưa Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên (Nghi Lộc) vào hoạt động. Trước đây, theo các quy định của UBND tỉnh và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng bãi rác Đông Vinh, thành phố thực hiện các cơ chế hỗ trợ cho nhân dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng do bãi rác Đông Vinh gồm các cơ chế sau:

- Hỗ trợ cho các đối tượng là các hộ dân cư trú ngoài bán kính 500m tính từ hàng rào bãi rác Đông Vinh nhưng có diện tích đất canh tác nằm trong bán kính trên theo Quyết định số 3734/QĐ-UBND.ĐT ngày 28/9/2007 của UBND tỉnh Nghệ An.

- Hỗ trợ ô nhiễm môi trường độc hại cho nhân dân trong vòng bán kính 1.000m theo Quyết định số 1539/QĐ-UBND.ĐT ngày 9/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An cho 2 xã Hưng Đông và Nghi Kim.

- Mua thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong vòng bán kính 1.000m xung quanh bãi rác Đông Vinh.

- Phun thuốc khử trùng diệt ruồi, muỗi cho các hộ dân và doanh nghiệp trong vòng bán kính 1.000m xung quanh bãi rác Đông Vinh.

- Hỗ trợ cho các hộ dân có đất canh tác nằm trong vùng bị ảnh hưởng theo Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 31/1/2008 của UBND Thành phố Vinh.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ chế hỗ trợ trên được UBND thành phố thực hiện đến hết năm 2012. Để có căn cứ hỗ trợ cho các hộ dân sau thời điểm ngừng tập kết rác, ngày 31/1/2013, UBND thành phố đã có Công văn số 542/UBND-TCKH đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng xung quanh bãi rác Đông Vinh theo các cơ chế nêu trên.

Ngày 12/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 4922/UBND-CNMT về việc hỗ trợ cho các hộ dân xung quanh bãi rác Đông Vinh, trong đó, UBND tỉnh đồng ý hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng xung quanh bãi rác Đông Vinh năm 2013 và 2014 hai nội dung như sau:

- Hỗ trợ ô nhiễm môi trường độc hại cho nhân dân trong vùng bán kính 1.000m theo Quyết định 1539/QĐ-UBND.TM ngày 9/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An cho hai xã Hưng Đông và Nghi Kim.

- Hỗ trợ cho các hộ dân có đất canh tác nằm trong vùng bị ảnh hưởng theo Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 31/1/2008 của UBND Thành phố Vinh.

Sau khi có văn bản của UBND tỉnh, UBND thành phố đã giao UBND xã Hưng Đông và Nghi Kim tổng hợp danh sách các hộ dân nằm trong đối tượng được hỗ trợ theo 2 cơ chế nêu trên trình UBND thành phố quyết định. Sau khi UBND hai xã lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng, UBND thành phố đã ban hành quyết định cấp kinh phí hỗ trợ, đồng thời giao UBND hai xã thực hiện chi trả theo đúng quy định (Quyết định số 6588/QĐ-UBND ngày 11/9/2014 về việc bổ sung có mục tiêu cho UBND xã Hưng Đông và Quyết định số 6589/QĐ-UBND ngày 11/9/2014 về việc bổ sung có mục tiêu cho UBND xã Nghi Kim), cụ thể:

2. Nội dung giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường

Hiện nay, ỤBND tỉnh đã có chủ trương vận chuyển toàn bộ rác tại bãi rác Đông Vinh ra Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên để xử lý, Sở Kế hoạch - Đầu tư đang tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các bước để thực hiện đầu tư dự án.

UBND Thành phố Vinh

Xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường do bãi rác Đông Vinh gây ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO