Xuân trên các xã nông thôn mới

(Baonghean) - Một mùa xuân lại về. Trong niềm hân hoan đón chào năm mới, nhân dân ở các địa phương càng tự hào hơn khi nhiều miền quê đã “thay da, đổi thịt” và bừng sáng lên trong xây dựng nông thôn mới.
Trong ngày xã Diễn Hồng đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi gặp cụ Nguyễn Xuân Hoà, năm nay đã 75 tuổi, cụ bộc bạch: “Vui lắm chú ơi! Suốt cả cuộc đời của mình chưa lúc nào vui như hôm nay. Làng xóm, đường sá phong quang, đồng ruộng liền bờ, liền khoảnh, ai cũng ra sức cấy cày, chăn nuôi, trồng trọt phát triển, đời sống ấm no, hạnh phúc. Ngay cả nghĩa trang xã cũng quy hoạch theo các tiêu chí của nông thôn mới, tránh được ngập úng...”. Không chỉ riêng cụ Hòa, mà cả xóm nhỏ Cộng Hòa có 240 hộ dân đều phấn khởi, vui tươi trong nếp nghĩ, việc làm, chung tay nâng cấp đường sá, ruộng đồng, đầu tư phát triển kinh tế, chăm lo cho con cái học hành... những đổi thay đó làm cho xóm, làng khoác lên mình diện mạo mới. 
Làm đường giao thông ở xóm Đông Hiếu (TX. Thái Hòa).
Làm đường giao thông ở xóm Đông Hiếu (TX. Thái Hòa).
Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) được nhân dân các địa phương tích cực thực hiện, bên cạnh góp tiền của, cát sỏi, mỗi gia đình còn đóng góp công sức xây dựng quê hương. Trong 4 năm qua, thành công lớn nhất của phong trào NTM là làm thay đổi nhận thức của từng người dân. Nếu như giai đoạn đầu, nhiều người còn có tâm lý “trông chờ, ỷ lại”, thì sau khi được tuyên truyền, phổ biến, người dân đã xác định rõ “mình làm cho mình hưởng” và xem nông thôn mới là cơ hội mới đem lại nhiều lợi ích. Cùng đó, cả hệ thống chính trị vào cuộc với những cách làm sáng tạo; phân ra từng tiêu chí cụ thể cho các đoàn thể gắn với chức năng của mình như Hội Phụ nữ được giao tiêu chí môi trường, Thanh niên “sức dài vai rộng” đảm nhận tiêu chí giao thông, Hội Nông dân lo phát triển sản xuất... Hàng tháng, hàng quý giao ban đánh giá rút kinh nghiệm, bổ cứu kịp thời, từ đó phong trào NTM chuyển biến tích cực. Hàng nghìn gia đình sẵn sàng hiến đất, di dời bờ rào, thậm chí cả tường nhà để mở rộng đường làng cho phong quang, sạch đẹp. Đến nay, số diện tích đất các hộ hiến hơn 4,2 triệu m2. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Chương ở xã Nghi Liên (Thành phố Vinh) đã hiến hơn 150m2 đất, trị giá hàng tỷ đồng để làm giao thông nông thôn. Tính đến tháng 10/2014, nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 15.347 tỷ đồng. Trong đó, vốn của dân đóng góp hơn 4.303 tỷ đồng, chiếm 28% (theo quy định vốn dân đóng góp là 10%). Tỷ lệ sức dân đóng góp như vậy càng thấy rõ trách nhiệm cao của nhân dân các địa phương. 
Trong 4 năm qua, toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 3.365 km giao thông nông thôn, với tổng kinh phí 6.293 tỷ đồng. Để hỗ trợ phong trào làm giao thông nông thôn, UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ xi măng cho các xã với mức tương ứng 30% giá trị công trình. Phần còn lại như cát, sỏi, tiền công và các chi phí khác, tương ứng với 70% giá trị công trình các địa phương tự lo. Với cách làm này, phong trào làm đường giao thông lên cao. Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 318.938 tấn xi măng, tương đương với 1.785 km. Từ việc huy động các nguồn ngân sách, vốn lồng ghép, nguồn người dân đóng góp, cơ sở hạ tầng nông thôn có sự thay đổi cơ bản: 843/1.570 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; 413/431 xã có trạm y tế, trong đó có 253 trạm đạt chuẩn quốc gia; 71,5% số dân sống vùng nông thôn được dùng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Với những kết quả đó, Nghệ An được ghi nhận là tỉnh đầu tiên trong cả nước có những sáng tạo hiệu quả trong xây dựng NTM, được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Trung ương đánh giá cao, làm bài học để phổ biến ra toàn quốc.
Bên cạnh việc chăm lo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các thiết chế văn hoá, củng cố hệ thống chính trị, thì việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, phục vụ cho tiêu chí thu nhập được xem là trọng tâm xuyên suốt của phong trào xây dựng nông thôn mới. Về xã Sơn Thành (Yên Thành), đơn vị đầu tiên về đích NTM, chứng kiến hoạt động nhộn nhịp của dây chuyền may gia công xuất khẩu cho Hàn Quốc, mô hình sản xuất nấm, gạch không nung... chúng tôi cảm nhận rõ được sự chú tâm trong phát triển kinh tế của xã. Tâm sự với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Trí Hoá khẳng định: “Phải vươn ra như thế mới khá, giàu được, còn nông nghiệp vẫn duy trì như nền tảng...”. Việc hình thành các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất tại các địa phương được xem là động lực mới cho các vùng nông thôn. Ở đó, địa phương vừa giải quyết việc làm, vừa có nguồn thu ngân sách, kéo người dân ở lại địa phương, có thể “ly nông nhưng không ly hương”... Điều này có thể thấy rõ sự chuyển biến ở khu CN Diễn Hồng (Diễn Châu), các KCN ở Nam Đàn, Đô Lương, Quỳ Hợp... Tại Nam Đàn, riêng khu vực may Kim Liên và khu chế tác kim hoàn cũng đã thu hút hơn 1.600 lao động, trong đó, 70% là con em của Nam Đàn.
Chuyển biến trong phát triển công nghiệp đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Đó là việc hình thành liên doanh, liên kết, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất. Anh Phạm Văn Trà ở Kim Liên (Nam Đàn) đã thuê 5 ha đất của xã xây dựng trang trại, liên kết với Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An để sản xuất lúa giống. Mỗi năm thu về khoảng 1 tỷ đồng. Chị Nguyễn Thị Lộc ở Đông Hiếu (Nghĩa Đàn) liên kết với Công ty Vinamilk nuôi bò sữa, lãi ròng mỗi năm hơn 600 triệu đồng. Trở thành điển hình nông dân sản xuất giỏi của tỉnh. Còn ở xã Nam Cát (Nam Đàn), được đánh giá là xã đi đầu về phong trào cơ giới hoá của tỉnh. Hiện, xã có 12 máy gặt đập liên hợp, hơn 100 máy cày các loại, 2 máy cấy. Khâu làm đất, gặt được cơ giới hoá 100%... Đó là những mô hình minh chứng cho sự chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, đổi mới cách làm của bà con nông dân trong thời kỳ mới.
Từ phong trào xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh đã có 28 cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập tăng từ 10 - 15% và 375 mô hình sản xuất có hiệu quả. Tuy còn khiêm tốn so với một tỉnh lấy nông nghiệp làm nền tảng, nhưng đây là những tín hiệu vui, ghi nhận sự chuyển động tích cực từ khi bắt tay xây dựng NTM. Đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 33 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu 19 xã so với mục tiêu đề ra. Từ kết quả đạt được, toàn tỉnh đang phấn đấu để cuối năm 2015 có 87 xã về đích đạt chỉ tiêu mà HĐND đề ra có 20% số xã.
Với những kết quả của phong trào xây dựng NTM, đang góp phần tô điểm thêm cho sắc Xuân mới trên các miền quê. Ở đó, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, cuộc sống người dân được nâng lên hàng ngày và đang bừng lên những gam màu tươi sáng...
Bài, ảnh: Anh Tuấn

tin mới

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.