Ý nghĩa của 10 từ viết tắt y học phổ biến

29/09/2017 06:54

Tìm hiểu ý nghĩa của các từ viết tắt trong y học sẽ thực sự hữu ích cho việc chăm sóc sức khoẻ của chúng ta.

BMI là thuật ngữ viết tắt chúng ta đã nghe nhiều và chắc hẳn nhiều người đã tiến hành tính toán chỉ số này trực tuyến trên mạng. Liệu rằng bạn đã biết được ý nghĩa của BMI?

BMI là viết tắt của “Body Mass Index” (Chỉ số khối cơ thể), chỉ số được sử dụng để mô tả các mức độ béo phì, tính toán dựa trên chiều cao và cân nặng của mỗi người. Chỉ số này là thước đo để bạn xác định có nên giảm cân hay không hay đang bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra BMI cũng đóng một phần vai trò nhằm xác định liệu bạn có đủ sức khoẻ, cân nặng để tiến hành một ca phẫu thuật hay không và cân nặng hiện tại có ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung hay không.

Bạn đã bao giờ đăng ký lớp thể dục thể hình có theo dõi nhịp tim để đảm bảo tập đúng và đủ liều lượng cho cơ thể chưa? Nếu chưa, ắt hẳn bạn chưa biết về BPM - “Beats Per Minute” (Nhịp tim trong mỗi phút).

Để đạt được lợi ích tối đa từ việc tập thể dục và đánh giá sức khoẻ tim mạch của bạn, điều quan trọng là phải biết nhịp tim là gì. Bạn có thể thường xuyên tính toán bằng cách đếm số lượng nhịp đập trên mỗi xung của cổ tay hoặc ở tim trong 20 giây, sau đó nhân ba sẽ biết nhịp tim trên mỗi phút của bạn. Nếu cảm thấy lo lắng về nhịp đập bất thường, hãy tìm gặp bác sỹ sớm nhất có thể.

Cơ thể mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với các loại thuốc và chất bổ sung. Đó là lý do tại sao mỗi người đều có thể có ADR - Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc). Nếu bạn nhạy cảm với kháng sinh hoặc các loại vacxin, nhất định thuật ngữ này sẽ có trong hồ sơ bệnh án của bạn.

Còn nếu bạn bị phản ứng nghiêm trọng với các đơn thuốc nhất định, bạn có thể cân nhắc việc lưu ADR trong điện thoại để những tình huống khẩn cấp sẽ không trở nên nguy hiểm hơn nếu bạn được kê thuốc đúng quy định.

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày, các bác sỹ sẽ biết ngay có vấn đề gì đang xảy ra trong cơ thể bạn khi có thông tin về BMP. Xét nghiệm BMP – Basic Metabolic Panel (Bảng chuyển hoá cơ bản) là xét nghiệm máu cơ bản đánh giá chức năng thận, chất điện giải, lượng đường trong máu, giúp các bác sỹ biết nếu bạn bị mất nước hoặc các vấn đề khác nguy hiểm hơn.

Khi đọc kết quả xét nghiệm máu của mình, nếu hiểu về BMP sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về tình trạng sức khoẻ để có cách chăm sóc phù hợp.

BP là viết tắt của Blood Pressure (Huyết áp), đây là một cách khác để đo sức khoẻ tim mạch. BP sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ hiểu sâu hơn về các yếu tố nguy cơ lâu dài tiềm ẩn. Ví dụ, tùy theo BP cao hay thấp, bác sĩ có thể giải thích cơ hội chống lại các cơn đau tim hoặc suy thận trong tương lai của chúng ta. Theo dõi BP giúp các bác sỹ và chính bản thân chúng ta kiểm soát được sức khỏe tim mạch của mình.

H & P là viết tắt của History & Physical có nghĩa là Tiền sử bệnh và Thể chất, đây là nền tảng của mọi kiểm tra sức khỏe. H&P là các bước mà bác sỹ dùng để chẩn đoán bệnh khi bạn đang nói về các triệu chứng đang gặp phải.

Tiền sử bệnh có thể là một loạt các câu hỏi về tình hình sức khỏe hiện tại và trước đó cũng như các loại thuốc bạn đã và đang sử dụng, dị ứng cơ địa…Kiểm tra thể chất có thể là kiểm tra đầu ngón chân hoặc nếu bạn bị bệnh cấp tính như nhiễm trùng đường hô hấp, các bác sỹ sẽ kiểm tra đầu và cổ cũng như phổi. Chúng ta có thể thấy thuật ngữ này trên hồ sơ bệnh án hoặc hóa đơn từ công ty bảo hiểm.

Khi nói về DNR đó thực sự là cuộc thảo luận không phải dễ dàng gì đặc biệt đối với bố mẹ già của mình hoặc với người bạn đã chống chọi với bệnh tật một thời gian dài. DNR là viết tắt của Do Not Resuscitate có nghĩa là “Đừng hồi sức/Không hồi sức”, đây là lựa chọn của các bệnh nhân sẽ được chữa trị như thế nào vào giai đoạn cuối của bệnh. DNR có thể giúp các gia đình tránh được các khó khăn và lựa chọn đau đớn.

Bất kể tuổi của bạn là bao nhiêu hoặc cho dù lối sống lành mạnh như thế nào thì đều có khả năng bị LBP. LBP là viết tắt của Lower Back Pain có nghĩa là đau cột sống thắt lưng hoặc đau lưng vùng thấp. Hội chứng này có thể do nhiều nguyên nhân ví dụ như giường ngủ không đảm bảo hoặc cơ bắp bị mất nước hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng hơn vì lưng của chúng ta là cửa ngõ của nhiều vấn đề sức khỏe.

Khi từ hiệu thuốc về, có khi nào bạn bị quên các giải thích sử dụng thuốc như thế nào, uống buổi sáng hay buổi tối hay không? Các từ viết tắt với “Q” sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bạn. Nói chung, QHS, QOD, và QPM là các hướng dẫn dùng thuốc bằng tiếng Latin.

- QOD: Quaque Altera Die – có nghĩa là every other day (cách ngày, ngày có ngày không)

- QID: Quarter In Die – có nghĩa là four times a day (bốn lần một ngày)

- QHS: Quaque Hora Somni – có nghĩa là every evening at bedtime (mỗi tối lúc chuẩn bị đi ngủ)

Hiện nay, các hướng dẫn sử dụng trên thuốc đều được viết bằng Tiếng Anh với chi tiết đi kèm. Tuy nhiên, nắm vững một số thuật ngữ viết tắt với Q cũng không phải là thừa khi bạn nhìn thấy nó trên loại thuốc mình đang sử dụng.

SOB là viết tắt của Shortness of Breath có nghĩa là Thở ngắn hoặc khó thở. Khi bạn có triệu chứng này cần gặp bác sỹ để được kiểm tra tim, phổi, và các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Cần rõ ràng về cảm giác của cơ thể để có được sự chăm sóc y tế tốt nhất mà bạn cần.

Theo Dantri

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Ý nghĩa của 10 từ viết tắt y học phổ biến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO