100 năm báo 'Người cùng khổ' và đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho các nước thuộc địa

Theo Quang Dũng (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Có thể nói, tờ báo “Người cùng khổ” là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị của Nguyễn Ái Quốc và những chí sĩ cùng chí hướng vào thời điểm đó.

Cách đây 100 năm, ngày 1/4/1922, báo Le Paria (Người cùng khổ) ra số đầu tiên. Đây là tờ báo của Hội liên hiệp thuộc địa - một tổ chức đại diện cho những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa của Pháp do Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng các nước thuộc địa sáng lập tại Pháp ngày 9/10/1921.

Sáng lập và làm báo “Người cùng khổ”, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã cùng các đồng chí của mình tạo ra “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”. Hiện nay, những tư liệu lịch sử về tờ báo Le Paria và quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian phát hành tờ báo này vẫn được lưu trữ tại các viện lưu trữ, các thư viện tại Pháp.

Một bài báo Nguyễn Ái Quốc viết trên tờ Humanite
Một bài báo Nguyễn Ái Quốc viết trên tờ Humanite.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV thường trú tại Pháp, hiện nay những trang báo gốc của tờ báo “Người cùng khổ” còn lại rất ít, bởi vào thời điểm người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc sáng lập tờ báo này 100 năm trước, tờ báo còn thiếu thốn nhiều phương tiện kỹ thuật in ấn, tài chính để tổ chức lưu trữ một cách bài bản.

Tuy nhiên, dấu ấn lịch sử của tờ báo cũng như những nhân vật lịch sử làm nên tờ báo ngày đó, từ Nguyễn Ái Quốc đến các nhân vật khác trong nhóm “Ngũ Long” như Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền thì vẫn còn hiện diện rất nhiều trong các kho lưu trữ tại Pháp.

Đầu tiên, có thể kể đến kho lưu trữ của Viện lưu trữ hải ngoại quốc gia Pháp (ANOM) ở thành phố Aix-en-Provence ở miền Nam nước Pháp. Tiếp đến là Thư viện Quốc gia Pháp Francois Mitterand ở thủ đô Paris.

Những tư liệu dưới dạng phim âm bản về tờ báo này cũng như các hoạt động cách mạng của Hội liên hiệp thuộc địa cũng được tìm thấy trong thư viện các trường Đại học lớn của Pháp như: Thư viện liên đại học Saint-Genevieve của trường Đại học Paris Sorbonne, Thư viện của Trường Đại học Provence Aix-Marseille. Tờ báo “Người cùng khổ” gắn liền với tên tuổi của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nên hiện nay, những tấm hình chụp tờ báo ngày đó cũng được lưu giữ và trưng bày tại không gian Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử sống ở thành phố Montreuil, ngoại ô phía Đông thủ đô Paris. Đây cũng chính là nơi lưu lại nhiều dấu mốc và kỷ vật quan trọng khác trong cuộc đời hoạt động cách mạng trên đất Pháp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Cột mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị của Nguyễn Ái Quốc

Vào khoảng năm 1918, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc quay trở lại Pháp sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới để tìm hiểu về đời sống của nhân dân lao động, về phương thức cai trị của giới cầm quyền các nước, để từ đó tìm ra con đường phù hợp cho việc giải phóng dân tộc. Ngay khi quay lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động rất tích cực trong các phong trào.

Các bản báo cáo của mật vụ Pháp ngày đó ghi nhận, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi quay lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành cái tên nổi bật trong giới trí thức An Nam và giới trí thức các dân tộc thuộc địa tại Pháp. Năm 1919, sau khi xuất hiện tại Hội nghị Versailles để đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã bị ghi tên trong danh sách theo dõi chặt chẽ của mật thám Pháp. 

Ngày đó, Nguyễn Ái Quốc đặc biệt hăng say tham gia vào các cuộc tụ họp, tranh luận chính trị của các đảng phái, của các nhân sĩ trí thức các nước, đặc biệt là các quốc gia thuộc địa. Chính từ những tranh luận này, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập Liên hiệp thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc cũng như những thành viên sáng lập ý thức được rằng, để tập hợp lực lượng và để tiếng nói của mình được lắng nghe ngay tại nước Pháp, để người dân Pháp hiểu được những gì mà chính quyền thực dân Pháp đang làm ở các nước thuộc địa thì cần phải có một tờ báo, tức là một vũ khí truyền thông. 

Chính vì thế, ban đầu khi mới in những số đầu tiên, tờ báo ngoài tên tiếng Pháp là “Le Paria” (Người cùng khổ) còn ghi cả tên bằng tiếng Ả - rập, tiếng Hán. Có thể nói, tờ báo “Người cùng khổ” là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị của Nguyễn Ái Quốc và những chí sĩ cùng chí hướng vào thời điểm đó.

Trong tôn chỉ của tờ báo đã nêu ở số đầu tiên, tờ báo không chỉ là cơ quan ngôn luận, là diễn đàn của những dân tộc thuộc địa, lên án sự lạm quyền cũng như các chính sách hà khắc, bóc lột của chính quyền thực dân mà còn là nơi để tập hợp lực lượng, kêu gọi đoàn kết đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của nhân dân các nước thuộc địa, hướng đến mục tiêu cao nhất là giải phóng con người. Đây có lẽ chính là mục tiêu cao cả nhất của những người làm báo, dù ở thời đại nào, đó là bên cạnh việc phản ánh hiện thực xã hội thì còn phải góp phần cải tạo xã hội theo hướng nhân văn tốt đẹp hơn.

Đóng góp rất lớn cho phong trào đấu tranh cách mạng tại các nước thuộc địa

Năm 1918, Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những công dân thuộc địa đầu tiên tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị Pháp khi gia nhập Đảng Xã hội. Đến tháng 12/1920, sau khi tham gia Đại hội Tours và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng tạo lập được vị thế của mình như là một chuyên gia về tình hình thuộc địa.

Tấm hình nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours, bên cạnh là Paul-Vaillant Couturier, một trong nhân sĩ và lãnh đạo lớn nhất của Đảng Cộng sản Pháp sau này, hiện vẫn nằm trong số những bức tranh lịch sử quý giá nhất của những người Cộng sản Pháp.

Các tư liệu sau này cho thấy, chính Paul-Vaillant Couturier và những chính khách lớn khác của Đảng Cộng sản Pháp là những người bảo trợ để Nguyễn Ái Quốc cho ra đời báo “Người cùng khổ” và sau đó là tiếp tục mở đường cho việc Nguyễn Ái Quốc viết cho tờ báo “Nhân Đạo” (L’Humanité), một tờ báo lớn và là cơ quan ngôn luận của những người Cộng sản Pháp. 

Kho tư liệu của báo “Nhân đạo” hiện nay đang lưu giữ những bài viết đó, đồng thời ghi nhận tài năng báo chí đáng nể của Nguyễn Ái Quốc khi ông viết hơn 20 bài báo trên tờ “Nhân đạo” chỉ trong thời gian hơn 1 năm. Đa số các bài báo đó viết về tình hình tại Đông Dương nhưng Nguyễn Ái Quốc cũng viết về nhân dân ở các nước thuộc địa châu Phi, về phong trào công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các hoạt động báo chí này đã không chỉ giúp Nguyễn Ái Quốc xác lập được tầm ảnh hưởng, tập hợp được những người cùng chí hướng mà quan trọng hơn, như chính một bài Xã luận của báo “Nhân đạo” năm 2016 nhận xét, đó là Nguyễn Ái Quốc đã giúp chính tờ Nhân đạo ý thức rõ hơn được hai nhiệm vụ của mình: vừa là nhà tổ chức, vừa là nhà giáo dục. 

Về mặt tổ chức, vào thời kỳ đó, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh đến một tư duy rất mới, rằng cuộc đấu tranh của những công nhân Pháp phải có sự phối hợp và bổ sung với cuộc đấu tranh của những nhân dân thuộc địa. Trong mỗi bài báo trên tờ “Nhân đạo”, Nguyễn Ái Quốc đều kết luận bằng một lời kêu gọi là những người cộng sản Pháp phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thuộc địa. Với Đảng Cộng sản Pháp khi đó còn non trẻ, mặt trận chống chủ nghĩa thực dân này chính là một hướng đi cần được tổ chức.

Về mặt giáo dục, khi đó người dân Pháp đa phần đều không hiểu về tình hình tại các thuộc địa của Pháp. Theo Nguyễn Ái Quốc, sự thiếu hiểu biết này dẫn đến việc những người vô sản tại Pháp thờ ơ với các thuộc địa, còn người dân các nước thuộc địa thì nhìn tất cả người Pháp như nhau, đều là những kẻ bóc lột độc ác.

Chính sự thiếu hiểu biết lẫn nhau này sẽ bị các chính quyền thực dân khai thác, chia rẽ và làm suy yếu phong trào đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến này trên tờ “Nhân đạo” và điều này đã giúp cuộc đấu tranh của những người cộng sản quốc tế sau này đoàn kết, hiệu quả hơn.

Quãng thời gian hoạt động báo chí này, Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp rất lớn cho phong trào đấu tranh cách mạng tại các nước thuộc địa, khiến vấn đề thuộc địa trở thành một mặt trận đấu tranh lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, mở đường cho những thành công sau này./.

tin mới

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(Baonghean.vn) - Từ ngày 1 - 3/4, trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ Ký giao ước chương trình phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân Cụm số 1 năm 2024 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Định hướng tuyên truyền tháng 4/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần có nhiều tuyến bài về sự kiện đón Đoàn cấp cao chính quyền tỉnh U-li-a-nốp, Liên bang Nga thăm và làm việc tại Nghệ An, khánh thành Tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh.