Tăng cường đảng viên biên phòng về cơ sở:

Bài 3: Những khó khăn, hạn chế

Sỹ quan Đồn Biên phòng Mường Típ thăm hỏi, trò chuyện với bà con dân bản. Ảnh: H.T
Sỹ quan Đồn Biên phòng Mường Típ thăm hỏi, trò chuyện với bà con dân bản. Ảnh: H.T
Trước hết cần khẳng định rằng, mô hình cán bộ bộ đội biên phòng làm phó bí thư đảng ủy các xã biên giới là một mô hình mới, trong khi chưa có cơ chế, quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, thống nhất từ Trung ương đến địa phương về thực hiện chủ trương này. Thời gian qua, việc thực hiện mới dựa trên những thống nhất giữa các tỉnh ủy và đảng ủy bộ đội biên phòng các tỉnh, giữa cấp ủy đồn biên phòng với huyện ủy, đảng ủy xã biên giới theo phân cấp. Nghệ An lại là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương này, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên trong quá trình triển khai bộc lộ còn một số bất cập.

Đó là việc các sỹ quan biên phòng được điều động về xã tuy đã trải qua cương vị lãnh đạo, quản lý trong quân đội, nhưng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới còn thiếu kinh nghiệm, nhất là kiến thức và kinh nghiệm trong công tác Đảng, về xây dựng, quản lý kinh tế… Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc ở các xã biên giới  nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu; trung tâm một số xã cách xa đồn biên phòng nên việc bố trí ăn ở, đi lại cho đội ngũ cán bộ tăng cường gặp nhiều khó khăn. Chưa kể đến cán bộ tăng cường là người Kinh, không phải ai cũng thông thạo tiếng đồng bào trong khi trên địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau, chưa hết tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền… nên việc bám nắm địa bàn, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động gặp không ít trở ngại.

Thiếu tá Hồ Xuân Tuyến - Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Quang (Tương Dương) cho biết: Mặc dù trước đó đã có thời gian cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, nhưng khi về đảm nhận cương vị Phó Bí thư Đảng ủy xã, bản thân vẫn có những vấn đề còn lúng túng nhất là nội dung liên quan đến công tác quản lý, nghiệp vụ công tác Đảng và các kiến thức trên lĩnh vực kinh tế… phải vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Nếu không nhận được sự thông cảm, hỗ trợ, chia sẻ của cấp ủy, chính quyền địa phương và từ Ban Chỉ huy đồn biên phòng thì cán bộ tăng cường sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù, ở một số địa bàn có đông đồng bào dân tộc sinh sống vẫn còn nặng tư tưởng cục bộ, địa phương, anh em, dòng họ chưa thực sự  mặn mà và đồng tình cao với chủ trương của Tỉnh ủy và Bộ đội Biên phòng tỉnh về việc bố trí cán bộ BĐBP làm phó bí thư đảng ủy xã vì sợ mất một chức danh biên chế trong hệ thống chức danh của xã. Mặt khác các xã biên giới phía Tây của tỉnh Nghệ An hầu hết thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị tuy có chuyển biến, nhưng ở một số địa phương chưa mạnh, chưa vững chắc, nhất là ở các thôn bản. Ví như địa bàn các xã Mường Típ, Mường Ải - những vùng xa trung tâm và là địa bàn khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn về kinh tế - xã hội, năng lực điều hành, trình độ chuyên môn của đội ngũ cấp ủy, chính quyền cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu, thụ động lúng túng trong công việc, thiếu tinh thần cộng sự dẫn đến hiệu quả lãnh đạo, điều hành không cao, thậm chí có lúc yếu kém khiến cán bộ biên phòng tăng cường về cũng khó phát huy.

 Thiếu tá Trần Anh Sơn - Đồn Biên phòng Cảng Cửa Lò trò chuyện với người dân xã Tân Lộc, phường Nghi Tân, TX Cửa Lò
Thiếu tá Trần Anh Sơn - Đồn Biên phòng Cảng Cửa Lò trò chuyện với người dân xã Tân Lộc, phường Nghi Tân, TX Cửa Lò. Ảnh: K.L

Thượng tá Trần Đăng Khoa - Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: Một số ít đồng chí cán bộ tăng cường trong công tác còn sa vào sự vụ. Việc tham mưu, chỉ đạo có mặt vẫn còn thiếu chiều sâu; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy thuộc phạm vi phụ trách có lúc chưa kịp thời, chưa thực sự chú trọng trong việc tạo nguồn cán bộ địa phương; công tác nắm bắt thông tin và trao đổi tình hình giữa cán bộ BĐBP tăng cường với các đồn biên phòng có lúc chưa thường xuyên, kịp thời, do vậy công tác phối hợp giải quyết, xử lý một số vụ việc ở địa phương hiệu quả chưa cao. Phương pháp công tác của một số ít cán bộ BĐBP tăng cường có lúc còn nguyên tắc, cứng nhắc, chưa nhuần nhuyễn trong xử lý công việc và mối quan hệ trong cấp ủy, chính quyền địa phương nên có lúc chưa tạo được đồng thuận, thống nhất cao trong nội bộ. Một số đảng ủy xã phân công quá nhiều việc không thuộc phạm vi chức trách cho cán bộ tăng cường; một số cán bộ chủ trì của địa phương còn biểu hiện tư tưởng ỷ lại hoặc “khoán trắng” cho cán bộ tăng cường.

Quá trình tìm hiểu thực tế, chúng tôi cũng được một số cán bộ biên phòng hiện đang làm phó bí thư đảng ủy ở các xã biên giới bày tỏ: “Khó nhất vẫn là thay đổi tư duy, lề lối, tác phong làm việc bởi một số cán bộ, công chức xã vùng sâu, vùng xa sức ỳ lớn, tính ỷ lại cao, cấp trên giao việc không biết việc cũng không hỏi, không làm được cũng không nói. Công văn trên triển khai về nếu không kiểm tra, giám sát có khi ngâm cả tháng trời không nhớ mà làm, hỏi đến thì đổ trách nhiệm vòng quanh”.

Bên cạnh đó, ở một số địa bàn có cán bộ tăng cường chuyển biến chậm, không có sự khởi sắc còn có nguyên nhân xuất phát từ năng lực, tinh thần, trách nhiệm của một số cán bộ sỹ quan biên phòng chưa cao, chưa chịu khó học tập, nghiên cứu thêm nghiệp vụ công tác Đảng, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức liên quan đến tôn giáo, dân tộc và tích cực bám nắm tình hình cơ sở. Vì vậy, thời gian qua một số địa phương đã đề xuất, kiến nghị luân chuyển, thay vị trí như ở Kỳ Sơn mới đây đã đề nghị luân chuyển 3 đồng chí tăng cường vì không phát huy được vai trò tham mưu hỗ trợ khi về làm phó bí thư đảng ủy các xã biên giới trên địa bàn.

Mặt khác, tại một số địa phương việc phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với các đồn biên phòng trong nhận xét cán bộ biên phòng tăng cường chưa chặt chẽ; việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ tăng cường có nơi chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự ổn định lâu dài. Chính các sỹ quan biên phòng về sinh hoạt tạm thời tại các chi bộ thôn, xóm bản cũng thừa nhận “do tính ổn định không cao, có khi vừa mới kịp nắm bắt thực tiễn, gây dựng đầu mối tại địa phương lại chuyển qua địa bàn khác, nên họ khó bám nắm, gắn kết với cơ sở”.

Tại các vùng đặc thù như chi bộ các thôn, xóm có đông đồng bào theo đạo, nơi số lượng đảng viên ít, thậm chí không có đảng viên tại chỗ, phải sinh hoạt ghép… một số đảng viên biên phòng tăng cường về sinh hoạt chưa được tập huấn những nội dung liên quan đến công tác tôn giáo, không hiểu sâu về lĩnh vực này nên ngại tiếp cận cơ sở cũng như tiếp xúc, đối thoại nhằm tranh thủ vai trò, uy tín của chức sắc, chức việc tiến bộ trong phát triển hội viên, đoàn viên và đảng viên là người theo đạo; ngại làm  công tác tuyên truyên vận động đồng bào theo đạo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo đánh giá của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thì “một số cấp, chỉ huy đồn biên phòng chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của việc thực hiện Thông báo 394-TB/TU nên quá trình triển khai chưa quyết liệt, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp để làm hậu thuẫn cho đội ngũ đảng viên sinh hoạt trong vùng giáo. Sự tác động chi phối bởi các hoạt động của tổ chức giáo hội tại địa bàn vào đội ngũ cán bộ, đảng viên giáo dân cũng ảnh hưởng không nhỏ, gây khó khăn cho việc thể hiện vai trò, nhiệm vụ của đảng viên biên phòng sinh hoạt tạm thời ở các chi bộ thôn xóm”. Khó khăn nhất là công tác phát triển đảng. Như ở Chi bộ 3 phường Nghi Tân (TX. Cửa Lò), theo đồng chí Trần Anh Sơn, đảng viên biên phòng tăng cường về sinh hoạt tạm thời thì từ năm 2003 đến năm 2016, chi bộ này không kết nạp được đảng viên mới nào do sự o ép, ngăn cản của một số linh mục cực đoan không cho giáo dân vào đảng và yêu cầu của một số quần chúng khi vào Đảng thường muốn được bố trí sắp xếp công việc ở địa phương trong khi định biên có hạn, không có nhiều vị trí trống để bố trí. Tại xã Nghi Xuân (Nghi Lộc), năm 2013 cũng kết nạp được 1 đảng viên là người theo đạo. Tuy nhiên, sau khi được kết nạp Đảng không bao lâu, thì dưới nhiều sức ép cùng với gánh nặng về kinh tế gia đình, đồng chí đảng viên này đã xin ra khỏi Đảng. Chi bộ 8, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu năm 2016 cũng có 1 đảng viên phải xin ra khỏi Đảng do chịu nhiều sức ép. Một số chi bộ đã hoàn thành hồ sơ kết nạp Đảng cho quần chúng gốc giáo nhưng do sức ép từ nhiều nên cuối cùng đành phải xin không công bố quyết định...

Ở một số địa bàn, đảng viên biên phòng sinh hoạt tạm thời mới dừng lại ở mức độ bám nắm tình hình ở địa phương chứ chưa tham mưu, hỗ trợ được nhiều cho các hoạt động ở các chi bộ thôn xóm. Điều này một phần được thể hiện qua thực tế chuyển biến ở địa phương cũng như qua kiểm tra sổ biên bản, sổ ghi chép của một số chi bộ có đảng viên biên phòng về sinh hoạt tạm thời ở các địa phương Diễn Châu, Quỳnh Lưu, TX. Cửa Lò… có rất ít, thậm chí có chi bộ gần như không thấy ý kiến của đảng viên biên phòng trong biên bản các kỳ sinh hoạt chi bộ.

Thêm một khó khăn ảnh hưởng đến quá trình công tác của đảng viên biên phòng tăng cường xã và đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời về các thôn bản yếu kém, địa bàn xung yếu, phức tạp, là hiện nay vẫn chưa có một chế độ, chính sách hay nguồn kinh phí riêng nào khác để hỗ trợ cho các đối tượng này. Trong khi đó để  hòa mình vào cuộc sống của người dân, cán bộ tăng cường về xã hay sinh hoạt tạm thời tại các chi bộ đảng thôn xóm phải thực hiện rất nhiều việc không tên. Họ phải là những người ủng hộ đầu tiên trong các phong trào, các cuộc vận động, các hoạt động của chi hội đoàn thể tại địa phương và cũng là khách mời không thể vắng trong các dịp lễ hội, ma chay, cưới hỏi, mừng nhà mới...

Nhiều đồng chí cán bộ tăng cường khi nghỉ hưu còn chịu thiệt thòi, bởi trước khi tăng cường làm phó bí thư đảng ủy cơ sở họ đã giữ chức đồn trưởng, chính trị viên các đồn biên phòng, nhưng khi nghỉ hưu họ chỉ được tính hệ số lương tương đương với đồn phó. Điều này ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của những cán bộ đã và đang thực hiện nhiệm vụ làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

(còn nữa)

tin mới

Nông dân kỳ vọng gì vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

Video: Nông dân đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 -2028 đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát huy vai trò của tổ chức Hội và hội viên nông dân. Tại Đại hội, nhiều hội viên, nông dân đã bày tỏ niềm tin, kỳ vọng vào một chặng đường nhiều đổi mới,...

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Vinh đã đạt được những kết quả khá tích cực, một số lĩnh vực đã hình thành yếu tố trung tâm vùng; từng bước đóng vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần khơi dậy sức sáng tạo của người lao động, thúc đẩy phát triển của từng doanh nghiệp.

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21 của BTV Tỉnh ủy về vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo; huyện Hưng Nguyên đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu tích cực.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

(Baonghean.vn) -  Xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán của Đảng ta, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong công cuộc đổi mới đất nước, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

(Baonghean.vn) - Ngày 23/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An do Đại biểu Quốc hội, GS.TS, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành làm trưởng đoàn đã đến các xã Thanh Khai và Thanh Xuân (Thanh Chương) dự lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo.

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

(Baonghean.vn) - Chiều 23/9, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với một số doanh nghiệp trao các phần quà trị giá hơn 240 triệu đồng cho người nghèo, học sinh nghèo huyện Tương Dương.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai nhiều hoạt động sôi nổi với các công trình, phần việc thiết thực, cụ thể, chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ diễn ra vào 2 ngày (27, 28/9) sắp tới.

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

(Baonghean.vn) -Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ lần thứ XXII đề ra. 

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

(Baonghean.vn) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch tìm cách phá hoại sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Huyện Kỳ Sơn đã triển khai hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới bằng nhiều giải pháp phù hợp.

Nghệ An khởi động xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị

Nghệ An khởi động xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu nội dung các cơ chế, chính sách đề xuất bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi.

Triển khai công tác chuẩn bị Đại hội MTTQ các cấp ở Nghệ An, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Triển khai công tác chuẩn bị Đại hội MTTQ các cấp ở Nghệ An, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(Baonghean.vn) - Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ được tổ chức sớm trước 1 tháng so với quy định của Trung ương. Cụ thể, ở cấp xã sẽ hoàn thành trong tháng 3/2024; hoàn thành ở cấp huyện trong tháng 5/2024 và cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 7/2024.

Việt Nam và Cuba nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm

Việt Nam và Cuba nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm

Đây là một trong nhiều nội dung được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz thống nhất trong cuộc hội đàm tại Trụ sở Chính phủ Cuba, Thủ đô La Habana, chiều 18/9 (giờ địa phương).

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho rằng, Nghị quyết số 39 là cơ sở để Nghệ An hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hiện đại; là cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển trọng tâm lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đô thị.

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng dẫn câu ngạn ngữ: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" và cho rằng, đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

‘Kim chỉ nam’ phát triển của Nghệ An trong chặng đường 20 năm tới

Nghị quyết số 39 là ‘kim chỉ nam’ để Nghệ An tạo đột phá phát triển

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được chuyển tải đến 655 điểm cầu trên toàn tỉnh. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng, đây là "kim chỉ nam" để Nghệ An tạo đột phá.