Bám nghị quyết tạo bước chuyển thực tiễn

(Baonghean) - Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực này của huyện Nam Đàn đã có nhiều chuyển biến theo sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị.

Nhận diện khó khăn

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Đàn - đồng chí Nguyễn Lâm Sơn, khó khăn đặt ra khi thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện là nông dân chưa nhận thức đầy đủ về mục đích yêu cầu của tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chưa thay đổi tập quán trong sản xuất, chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ.

Vai trò chỉ đạo của cấp ủy một số xã chưa mạnh để tạo bước chuyển trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; Đảng bộ và chính quyền chưa định hướng để người dân hình thành nên được các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tương xứng với tiềm năng.

Việc tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết trong sản xuất, hình thành các cơ sở chế biến sau thu hoạch cũng như xây dựng thương hiệu của sản phẩm Nam Đàn đang còn hạn chế...

Đồng chí Nguyễn Lâm Sơn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Đàn 

Mô hình sản xuất rau thủy canh trong nhà màng tại hộ ông Nguyễn Kim Nam, xã Nam Anh, Nam Đàn. Ảnh tư liệu
Mô hình sản xuất rau thủy canh trong nhà màng tại hộ ông Nguyễn Kim Nam, xã Nam Anh, Nam Đàn. Ảnh tư liệu

Nam Đàn được Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án thí điểm “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018 - 2025”, để làm điều đó, theo đồng chí Nguyễn Lâm Sơn cho hay: “Song song với các giải pháp khác, huyện cần tiếp tục tìm các giải pháp để chỉ đạo cấp ủy Đảng các cấp phát huy hơn nữa vai trò, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tổ chức sản xuất, khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương”.

Bước đi phù hợp

Sau khi Nghị quyết 06 của Huyện ủy được ban hành, trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt, UBND huyện Nam Đàn đã bám nghị quyết, xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các chỉ tiêu trong từng mùa vụ, từng năm và từng giai đoạn; thành lập ban chỉ đạo, phân công cán bộ chỉ đạo vùng, điểm có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo sản xuất, bổ cứu và phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở.

Phát triển kinh tế vườn đồi ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn). Ảnh: Thanh Lê
Phát triển kinh tế vườn đồi ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn). Ảnh: Thanh Lê

Hàng vụ, huyện đều tiến hành sơ kết đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra. 

Cùng đó, Đảng ủy, UBND các xã xây dựng nghị quyết chuyên đề, kế hoạch thực hiện, giao trách nhiệm cho từng cán bộ, đảng viên trong việc vận động nhân dân thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đã xây dựng.

Trong đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các xã Nam Lộc, Kim Liên, Nam Xuân, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Kim… đã vận động, tạo điều kiện cho nông dân dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, hình thành nên các tổ hợp tác, HTX như:  HTX rau an toàn Nam Thanh (2 ha), HTX rau, củ quả Nam Anh (4 ha), HTX Trường Thắng Nam Lộc (1,5 ha), HTX Thanh Niên Nam Đàn (1,5 ha). Ngoài ra, một số xã như Nam Thanh, Xuân Lâm, Kim Liên, Nam Nghĩa, Hồng Long đã quy hoạch vùng để kêu gọi các doanh nghiệp vào thuê đất để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với hình thức thuê từ 5 - 30 năm, giá cho thuê từ 40 - 50 triệu đồng/ha/năm.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Đàn tìm hiểu chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ phía người dân. Ảnh tư liệu
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Đàn tìm hiểu chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ phía người dân. Ảnh tư liệu

Để bước đầu hỗ trợ cho nông dân cũng như các HTX, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, tạo liên kết để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, UBND huyện Nam Đàn tập trung các nguồn lực sự nghiệp nông thôn mới để hỗ trợ khuyến khích các đơn vị và cá nhân xây dựng cơ sở vật chất ban đầu trong xây dựng mô hình với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng; ngoài ra còn lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án của tỉnh.

Đa dạng mô hình

Dọc theo con đường ven sông Lam, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Thanh Hải ở xóm 7, xã Nam Tân (Nam Đàn) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào sản xuất nông nghiệp của xã. Khi Đảng ủy xã có chủ trương khoán đất, anh Hải mạnh dạn nhận thầu tận dụng 3 ha vùng đất bãi soi kém hiệu quả làm mô hình trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với trồng cây ăn quả, anh kết hợp chăn nuôi gà, lợn. Đầu ra không phải lo lắng, các sản phẩm được thương lái vào mua tận trang trại. Mô hình trang trại của gia đình anh Hải cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

“Tạo điều kiện cho các hộ dân nhận khoán đất hoang hóa làm trang trại là cách làm hay, hợp lý của Đảng ủy xã Nam Tân được người dân đồng tình ủng hộ. Điều quan trọng là chủ trương này từng bước thay đổi cung cách làm ăn, tư duy phát triển kinh tế của người dân”

Đồng chí Phạm Văn Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Nam Tân

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Thanh Hải ở xã Nam Tân (Nam Đàn).
Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Thanh Hải ở xã Nam Tân (Nam Đàn).

Nay nhiều hộ nông dân ở xã Nam Tân nhờ chủ trương chuyển đổi ruộng đất đã tạo tiền đề cho người nông dân phát triển kinh tế. Trên vùng đất bãi của xã đã hình thành các vùng chuyên canh rau màu, cây ăn quả, tạo việc làm và nâng cao thu nhập giúp bà con nông dân gắn bó với ruộng đồng.

Gia đình đảng viên Hồ Thị Thuận ở xóm 5, xã Nam Anh (Nam Đàn) có 8 sào đất đồng, trước đây chuyên sản xuất cây màu, nhưng do thị trường không ổn định nên thường xuyên rơi vào tình trạng được mùa rớt giá. Đầu năm 2018, chị Thuận quyết định đầu tư cải tạo, trồng gần 300 gốc ổi giống Đài Loan. Ưu thế là giống ổi này cho thu hoạch quanh năm, nhiều quả, chất lượng quả ngọt, giòn, ít hạt, được khách hàng ưa chuộng, bán dễ... giá thu mua tại vườn đang từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, hiệu quả cao hơn nhiều so với các cây trồng khác.

Mô hình đưa cây ổi từ vườn ra đồng ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Thanh Lê
Mô hình đưa cây ổi từ vườn ra đồng ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Thanh Lê

Việc đưa cây ổi ra vùng đồng của các hộ dân ở Nam Anh đã khẳng định sự chuyển đổi và đầu tư đúng hướng, tạo đà để các hộ nông dân trên địa bàn làm theo, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng chuyên canh, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Từ mô hình chuyển đổi ruộng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao của các hộ dân này, mở ra hướng đi mới cho địa phương.

Bí thư Đảng ủy xã Nam Anh - đồng chí Hồ Viết Hoàng cho biết, với diện tích đất nông nghiệp 607 ha, triển khai Nghị quyết 06 , Đảng ủy xã Nam Anh đã có các giải pháp lãnh đạo, xây dựng các chương trình, đề án trọng tâm để dồn sức thực hiện và tạo sự đột phá cho phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

"Để thực hiện được các chủ trương này thì vai trò của cán bộ, đảng viên ở cơ sở gương mẫu “đi trước, làm trước” là hết sức quan trọng”

Đồng chí Hồ Viết Hoàng - Bí thư Đảng ủy xã Nam Anh (Nam Đàn)

Thu hoạch lúa ở xã Kim Liên (Nam Đàn). Ảnh tư liệu
Thu hoạch lúa ở xã Kim Liên (Nam Đàn). Ảnh tư liệu
Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 06, huyện Nam Đàn có 3.890 ha cho  thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, tăng 1.756 ha so với năm 2016. Bước đầu hình thành được 5 cánh đồng có liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm theo chuỗi; 9 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất như ứng dụng hệ thống tưới, xây dựng nhà lưới, nhà màng; 4 cánh đồng mẫu trên cây lúa đảm bảo theo đúng tiêu chí của UBND tỉnh quy định.

tin mới

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.
Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

(Baonghean.vn) - Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (SN 1987) - 1 trong 133 điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động cả nước vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.
Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị Thanh trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật để làm chủ cơ sở kinh doanh hải sản, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Và tấm gương của chị đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trong phong trào khởi nghiệp.
Học bổng

Nam sinh 14 năm chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh giành học bổng toàn phần Trường Đại học Anh quốc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Chủ nhân của học bổng "Trái tim Sư tử" do Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cấp cho học sinh Vi Thanh Nhật đến từ lớp 12A1 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Nam sinh này giành học bổng khi hàng tháng vẫn phải đi truyền máu và dành một nửa thời gian để học tập trong bệnh viện.