Bất ngờ với cách bà mẹ nông dân dạy con “bắn” tiếng Anh như gió

Theo Thúy Nga (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cái tin “mặt trời bé con” Phạm Hương Mai (9 tuổi) “bắn” tiếng Anh làu làu trên sóng truyền hình khiến xóm nhỏ ở xã Sơn Hà (Nho Quan, Ninh Bình) xôn xao bàn tán. Ngạc nhiên ở chỗ, người đồng hành cùng Mai trên hành trình chinh phục ngôn ngữ mới này lại là mẹ của em - người nông dân “chỉ biết đến ruộng đồng còn tiếng Anh chưa từng tiếp xúc”.

Từ sự lạc quan của người mẹ…

Khi con bắt đầu đi học, chị Thu Hương nghĩ đơn giản lắm! Chị xin cho con học thêm tại nhà cô giáo với hi vọng để con nghe quen tai. Nhưng sau vài tháng, con không tiến bộ vì trên lớp chú trọng nhiều đến ngữ pháp. Chị quyết định xin nghỉ để tìm phương pháp học khác.

Thu nhập của cả gia đình Mai dựa hoàn toàn vào cửa hàng tạp hóa nhỏ. Nhưng theo lời bà ngoại em, bán cũng chẳng được mấy. “Bây giờ trong làng nhà nhà mở hàng tạp hóa. Thi thoảng người dân xung quanh cũng sang mua chai mắm, gói đường. Nhưng mắm thì cả tháng mới hết”. Vì thế, với khoản thu chưa đầy 2 triệu đồng, để Mai theo học tại các trung tâm hay khóa học đắt tiền là điều không thể.

Nghĩ vậy, chị Hương dồn hết khoản tích góp từ thời “đi nhận may gia công cho người ta” để mua một chiếc laptop với giá 10 triệu đồng. Chị lần mò tìm kiếm thông tin trên mạng với mong muốn tìm ra phương pháp học hiệu quả.

Bất ngờ với cách bà mẹ nông dân dạy con “bắn” tiếng Anh như gió ảnh 1
Mẹ Mai luôn là người đồng hành cùng em trên hành trình chinh phục ngôn ngữ mới.

Từ đó, chị dành toàn bộ thời gian để cùng con chinh phục ngôn ngữ mới. Lớp học nhỏ của hai mẹ con chính là chiếc giường, còn bảng là những tấm gỗ chắn ngăn cách giữa giường và bếp. Trong không gian rộng chừng 27m2, đâu đâu cũng chi chít từ mới và ngữ pháp. Chị hồ hởi khoe: “Có gì không biết cứ hỏi “ông máy tính” là ra ngay mà”.

Nhiều người thắc mắc: “Kiếm ăn còn không đủ thì thời gian đâu mà dạy con học?” Câu hỏi ấy chị Hương đã nghe nhiều thành quen. Khi ấy, chị chỉ cười mà nói “Thà ăn ít đi một chút, quần áo có thể mặc quanh năm, nhưng tri thức cần phải bồi đắp hàng ngày”.

Đến hướng đi vững chắc

Nói thì dễ, nhưng với người một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết như chị, để dạy con thì cái gì cũng phải hỏi, phải học. Sáng sáng, khi con lên lớp, chị cũng ở nhà bật máy tính lên luyện phát âm. Buổi trưa, khi con về, hai mẹ con lại cùng nhau tập nói.

Đến khi con học nhanh hơn mẹ, mình đành phải quay các clip để nhờ bạn bè facebook chỉnh sửa hộ”. Cứ thế, ròng rã từ lúc còn ê a vài câu tiếng Anh vỡ lòng, đến giờ Mai đã giao tiếp thông thạo và có vốn từ vựng tốt. 

Chị Hương quan niệm, vật chất có thể thiếu nhưng kiến thức không bao giờ là đủ. Ngay khi con bắt đầu tiếp cận với ngôn ngữ mới, chị đã dành 1 triệu đồng để mua sách học tiếng Anh. Số tiền ấy với chị bấy giờ là hơn nửa tháng sinh hoạt cho cả 3 người trong nhà.

Trong quá trình học, chị luôn đặt ra cho con quy tắc: một ngày phải đọc ít nhất 30 phút. “Khi mình là người không biết và con là người bắt đầu, khó khăn nhất vẫn là tìm hướng đi hiệu quả” - chị Hương chia sẻ.

Giống như một đứa trẻ bắt đầu học tiếng Việt cần phải luyện nói và luyện đọc thật nhiều, chị cũng cho con đọc hàng ngày với các chủ đề trong chương trình trên phần mềm học tiếng Anh. “Khi đọc càng nhiều vốn từ vựng của con càng cao. Mình không đòi hỏi con phải biết nghĩa tiếng Việt của từ đó là gì. Nhờ vậy, con có thể tư duy tiếng Anh rất tốt”.

Bất ngờ với cách bà mẹ nông dân dạy con “bắn” tiếng Anh như gió ảnh 2
Trong không gian rộng chừng 27m2 đâu đâu cũng chi chít từ mới, ngữ pháp.

Để con “quen tai”, trước khi ngủ dậy, khi con đi học về hay lúc ăn cơm…, chị Hương thường bật sẵn các bài nghe hoặc bài hát tiếng Anh. Chị bảo: “Mình mong muốn con luôn sống trong ngôn ngữ mà con đang theo học. Cứ thế mình cho con “tắm” trong Tiếng Anh ngay từ khi con mới bắt đầu học những chữ đơn giản như “Hi”, “Hello”...”.

Còn bà ngoại Mai thì kể “Mẹ con nó cứ nghe tiếng Anh ngày này qua tháng nọ. Nghe riết rồi bà cũng quen tai theo. Cuối tuần nào hai mẹ con dắt nhau lên Bái Đính thì nhà lại thấy thiếu thiếu”.

Lớp học của Mai bây giờ không dừng lại ở 8m2 giường kề bếp nữa mà trải rộng khắp Bái Đính, Hàng Bụt… Người đồng hành cùng em vẫn là mẹ với chiếc balo đựng mì tôm, lương khô, áo mưa, chai nước. Hai mẹ con cứ thế lang thang đi hết các thắng cảnh để Mai có cơ hội được nói chuyện với người nước ngoài.

Nhiều người cũng ngỏ ý trả tiền tip nhưng chị Hương đều từ chối. Chị bảo “Nhìn con có thể giao tiếp tự nhiên, sử dụng từ vựng linh hoạt, mình biết mình đang đi đúng hướng”.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.