Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An: Điều trị hiệu quả sau phẫu thuật chấn thương gãy xương

(Baonghean) - Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) Nghệ An là một trong những địa chỉ tin cậy phục hồi sau phẫu thuật chấn thương gãy xương rất tốt. Có nhiều bệnh nhân bị tai nạn rất nặng, phẫu thuật xong về nằm một chỗ tưởng chừng như tàn phế hoàn toàn, nhưng khi đến Bệnh viện Phục hồi chức năng điều trị, đã trở lại lao động bình thường.
Điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Phục hồi từ nguy cơ tàn phế
Đến bây giờ, khi đã có thể tự đi lại, tự phục vụ bản thân thế nhưng nhớ lại những tháng ngày tưởng chừng như bị tàn phế suốt đời, bệnh nhân Nguyễn Văn Thảo (SN 1975) ở Thị trấn Kim Sơn, Quế Phong vẫn không khỏi bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn kinh hoàng đúng ngày 25 Tết 2019 khiến chân anh bị gãy làm ba. Sau khi trải qua 3 đợt phẫu thuật ghép xương, cố định ở một bệnh viện tuyến tỉnh, anh Thảo được chuyển xuống Bệnh viện PHCN ở Thị xã Cửa Lò để tập vật lý trị liệu. Sau 2 đợt điều trị kết hợp phục hồi chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu. Hiện tại chân anh Thảo đã mềm, có thể tự đi lại bằng nạng một mình không cần người nhà hỗ trợ.

Trường hợp anh Thảo bị gãy chân rất phức tạp (gãy xương cẳng chân, xương đùi, xương bánh chè bên phải). Sau khi mổ đóng đinh cố định xương, bệnh nhân bị cứng khớp hoàn toàn chân phải không cử động được. Sau khi nhập viện, qua đánh giá lâm sàng, hội chẩn đã đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bác sỹ Hoàng Thị Phương Thảo - Khoa PHCN, người trực tiếp điều trị cho anh Thảo

Bệnh nhân Nguyễn Văn Thảo (SN 1975) ở Thị trấn Kim Sơn, Quế Phong. đang đươc điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Bệnh nhân Nguyễn Văn Thảo (SN 1975) ở Thị trấn Kim Sơn, Quế Phong. đang đươc điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Còn với bệnh nhân Đường Xuân Tâm (33 tuổi) ở Yên Thành bị tai nạn ôtô khi đi làm công nhân ở Bình Dương, dẫn đến chấn thương sọ não, liệt nửa người, được tiên lượng không qua khỏi. Tuy nhiên, người nhà đã quyết định “còn nước còn tát”.
Hiện anh Tâm đang điều trị phục hồi sau chấn thương sọ não tại Bệnh viện PHCN. Sau 2 đợt điều trị, anh Tâm đã có thể đi lại khi có người nhà hỗ trợ. Đặc biệt, anh đã nói chuyện, tiếp xúc với mọi người.

Quan trọng nhất đối với bệnh nhân chấn thương sọ não là phải biết động viên, khuyến khích để bệnh nhân tập luyện theo đúng phác đồ điều trị. Bởi hầu hết những bệnh nhân bị tai nạn giao thông sau khi phẫu thuật về phục hồi chức năng ở Bệnh viện PHCN Nghệ An đều là bệnh nhân nặng, họ đau đớn về thể xác và tinh thần nên rất ngại vận động

Bác sỹ Dương Văn Lộc - người trực tiếp điều trị cho anh Tâm

Trường hợp như bệnh nhân Nguyễn Văn Thảo, Đường Xuân Tâm không phải là trường hợp duy nhất mà có rất nhiều bệnh nhân bị gãy xương, tưởng chừng tàn phế nhưng sau khi được phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An, sức khỏe, tinh thần đã trở lại bình thường, điển hình có trường hợp quay trở lại làm việc, trở thành trụ cột chính của gia đình trong phát triển kinh tế.
 
Phục hồi
Các bệnh nhân bị chấn thương gãy chân đang được phục hồi tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường

Tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ kết xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập. Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi này. Vì vậy sau mổ, phải bó bột, người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, tỷ lệ liền xương sẽ tăng nhờ vận động.

Bác sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Những phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật gãy xương
Theo bác sỹ Thái Thị Xuân, bệnh  nhân sau phẫu thuật chấn thương gãy xương sẽ được phục hồi theo 2 giai đoạn:
- Phục hồi chức năng giai đoạn bất động: Là giai đoạn bó nẹp, bó bột, giai đoạn hậu phẫu sau phẫu thuật kết xương. Mục đích nhằm tránh biến chứng (loét, viêm phổi…); giảm đau, chống phù nề; tránh teo cơ, cứng khớp do bất động; duy trì vận động phần thân thể không bị bất động.
Ảnh: Thành Cường
Bác sỹ Bệnh viện PHCN Nghệ An trao đổi với bệnh nhân Đường Xuân Tâm. Ảnh: Thành Cường
Phương pháp: Tránh biến chứng bằng thay đổi tư thế, chăm sóc điểm tỳ. Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chiếu đèn hồng ngoại. Biện pháp xoa nắn: xoa nắn thường xuyên ổ gãy xương liền khớp. Chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp. Đồng thời kết hợp tập duy trì sức cơ như tập co cơ đẳng trường hay co cơ tĩnh (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ. Hoặc tập vận động chủ động: đối với các cơ, khớp không bị bất động.
- Phục hồi chức năng giai đoạn sau bất động: Mục đích nhằm giảm đau, giảm sưng nề; gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính; gia tăng tầm vận động khớp; gia tăng sức mạnh các cơ; phục hồi chức năng tối đa, nhanh chóng đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống.
 Phục hồi
Để phục hồi chấn thương sau gãy xương, Bệnh viện PHCN Nghệ An có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Ảnh: Thành Cường 
Phương pháp: Giảm sưng, giảm đau bằng các phương pháp vật lý trị liệu: nhiệt nóng, điện di, xoa bóp. kết hợp điện xung, châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại, bó Paraffin, điện từ trường, siêu âm điều trị, điện phân, bó thuốc, điện xung...
Vận động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy, cử động khớp là cách tốt nhất để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại. Khi xương đã liền vững chắc có thể dùng các phương pháp kéo ép khớp để phá cứng khớp.
Tập đi: Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.
Tập mạnh cơ: Các bài tập tăng cường sức cơ như tập co duỗi, tập vận động thụ động, chủ động, tập leo cầu thang, tập quỳ, tập đứng lên ngồi xuống... 
Tập sinh hoạt thông thường: Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo.
Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”; mô hình “Bệnh viện - Khách sạn” Xanh - Sạch - Đẹp đầu tiên tại Nghệ An. 

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. 
ĐT Phòng khám: 02383.922.922
ĐT trực 24/24: 02383.922.922
ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210
ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.