Bước ngoặt lớn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thành Duy (Thực hiện)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đây là lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam ban hành một nghị quyết tổng thể về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An về tầm quan trọng của Nghị quyết đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An.

P.V: Nhiều năm công tác ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện đang giữ trọng trách tại cơ quan phụ trách về công tác này của tỉnh, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa nghị quyết nói trên?

Ông Lương Thanh Hải: Nước ta có 53 DTTS với 14.118.232 người, gần 3 triệu hộ dân (chiếm 14,7% dân số cả nước). Tỷ lệ dân số đồng bào DTTS chỉ chiếm 14,7%, nhưng tỷ lệ hộ nghèo lên đến 55,27% tổng số hộ nghèo của cả nước.

Riêng ở tỉnh Nghệ An, đồng bào dân tộc thiểu số theo tổng điều tra dân số mới nhất thì có 491.295 người, chỉ chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh nhưng lại tương đương, thậm chí lớn hơn dân số một vài tỉnh.

Bản Huồi Mới 1. Ảnh tư liệu Đào Tuấn
Bản Huồi Mới 1. Ảnh tư liệu Đào Tuấn
Bà con chủ yếu cư trú ở vùng miền núi, chiếm 83% diện tích của cả tỉnh, trong đó có 6 huyện, 27 xã biên giới. Tuy nhiên, cũng như cả nước, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS đang chiếm đến 66% tổng số hộ nghèo của tỉnh.

Nếu không có chính sách kịp thời, đầu tư bài bản thì dần dần người nghèo cơ bản chỉ còn là người DTTS. Vì vậy, tôi cho rằng, việc Quốc hội thông qua nghị quyết trên là rất kịp thời và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

P.V: Tuy nhiên, lâu nay chính sách đối với đồng bào DTTS  và miền núi không phải là ít, thưa ông?

Ông Lương Thanh Hải: Sau khi rà soát, hiện nay nước ta có đến 118 chính sách, nhưng lại không tập trung, mà nằm rải rác ở các lĩnh vực, các bộ, ngành, chương trình, đề án... nên các chính sách thiếu sự điều phối chung, dẫn đến trùng lặp, phân tán, thiếu sự kết nối các chính sách.

Ví dụ, chúng ta vận động dân sản xuất, nhưng lại không liên kết được đầu ra, chế biến, thị trường tiêu thụ hoặc sản xuất nhưng không có đường vận chuyển sản phẩm.

Như tại xã Na Ngoi (Kỳ Sơn), bà con trồng gừng rất nhiều nhưng phải gùi từng gùi ra để bán thì rõ ràng công sức quá lớn, trong khi giá cả lại bấp bênh thì làm sao họ có thể yên tâm. Hay có những chính sách được ban hành nhưng kinh phí được bố trí thậm chí chỉ khoảng 1,05%... thì làm sao hiệu quả.

Ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, mặc dù đã có đường điện chạy qua nhưng nhiều bản vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Ảnh: Thành Duy
Ở xã Tri Lễ (Quế Phong) mặc dù đã có đường điện chạy qua nhưng nhiều bản vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Ảnh: Thành Duy

Vì vậy, Nghị quyết được ban hành sẽ tích hợp 118 chính sách đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng; phát huy vai trò, chức năng của cơ quan công tác dân tộc; bảo đảm và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tất cả được tích hợp thành trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đây là Chương trình mục tiêu Quốc gia thứ ba, sau giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Và điều quan trọng là Quốc hội ban hành thì sẽ xác định bố trí rõ nguồn vốn từ đầu.

Với việc Quốc hội ban hành Nghị quyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, vì trong 17 mục tiêu thì có đến 15 mục tiêu liên quan đến vùng đồng bào DTTS.

Ông Lương Thanh Hải - Trưởng ban Dân tộc tỉnh

P.V: Vậy, theo ông Nghệ An cần tiếp nhận Nghị quyết trên với tinh thần, cách làm như thế nào?

Ông Lương Thanh Hải: Quốc hội yêu cầu lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó trưởng Ban thường trực, có sự tham gia của các bộ, ban, ngành liên quan để chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình.

Vì vậy, tỉnh cũng phải thành lập ban chỉ đạo để làm việc này, trong đó có trưởng ban và một số phó trưởng ban và có đầy đủ thành viên các ngành liên quan, chứ không riêng Ban Dân tộc tham gia. Vì Ban Dân tộc chỉ là cơ quan thường trực khâu nối để tham mưu cho tỉnh, không thể làm thay các sở được; họ có chuyên môn riêng.

Tiếp đó, theo tôi, dựa trên đề án tổng thể của Trung ương, Nghệ An phải rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp từng nhiệm vụ gắn với tình hình thực tiễn ở Nghệ An.

Ví dụ tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cần làm rõ cho từng vùng; hoặc quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư thì cần làm rõ chỗ nào cần sắp xếp, chỗ ổn định rồi; khu vực nào phù hợp trồng vùng nguyên liệu gì? Tức là phải nắm lại được hiện trạng, bức tranh chung của vùng đồng bào DTTS và miền núi của toàn tỉnh để có giải pháp phù hợp, sát thực tiễn.

Lãnh đạo xã Đồng Văn (Quế Phong) trao đổi với người dân tái định cư thủy điện Hủa Na. Ảnh: Thành Duy
Lãnh đạo xã Đồng Văn (Quế Phong) trao đổi với người dân tái định cư thủy điện Hủa Na. Ảnh: Thành Duy

Tôi cho rằng, dù giải pháp nào thì mục tiêu hướng đến đầu tiên vẫn phải là tạo được sinh kế ổn định, dần dần đến bền vững cho bà con tại nơi họ đang sống.

Tôi đi rất nhiều, có những huyện vùng cao đã đến gần như hết các xã. Ở với bà con mới thấy, họ cũng trăn trở làm ăn lắm chứ, không hẳn là trồng chờ, ỷ lại. Bà con hay hỏi những giống cây, giống con mang lại thu nhập ổn định…

Nhưng lâu nay, nhiều giống cây, giống con đưa về cũng bỏ sức làm rồi nhưng giá cả lại thấp, vận chuyển khó khăn, đầu ra không đảm bảo nên không bền vững.

Vì vậy, điều căn bản, cốt lõi nhất vẫn là phải cho người ta cảm thấy hướng làm ăn ổn định, không còn mông lung để rồi phải ly hương. Hỗ trợ đồng bào không có gì phải cao xa mà nên gần gũi, những cái gần nhất với nhân dân.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021- 2030 có tổng vốn thực hiện tối thiểu là hơn 335.000 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2025 là phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%.
Định hướng mục tiêu cụ thể đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.

tin mới

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(Baonghean.vn) - Từ ngày 1 - 3/4, trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ Ký giao ước chương trình phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân Cụm số 1 năm 2024 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Định hướng tuyên truyền tháng 4/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần có nhiều tuyến bài về sự kiện đón Đoàn cấp cao chính quyền tỉnh U-li-a-nốp, Liên bang Nga thăm và làm việc tại Nghệ An, khánh thành Tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh.

'Tự soi, tự sửa' để tăng sức mạnh của Đảng

'Tự soi, tự sửa' để tăng sức mạnh của Đảng

(Baonghean.vn) - Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta quan tâm. Một trong những giải pháp quan trọng đẩy mạnh thời gian qua là tinh thần “tự soi, tự sửa” để mỗi cán bộ, đảng viên mạnh, góp phần xây dựng Đảng mạnh.