Cận cảnh nhịp sống trên lòng hồ Hủa Na

(Baonghean.vn) - Lòng hồ thủy điện Hủa Na (Quế Phong) ngoài việc cung cấp thủy năng còn góp phần sinh kế cho người dân địa phương. Trên mặt nước mênh mông, nhịp sống của cư dân diễn ra lặng lẽ và bình yên, có vất vả, lam lũ nhưng không kém phần thú vị.
Lòng hồ thủy điện Hủa Na có diện tích hơn 21km2, trải dài trên địa bàn hai xã Đồng Văn và Thông Thụ (Quế Phong), được tích nước phục vụ công trình thủy điện Hủa Na. Mặt hồ mênh mông là điều kiện để phát triển giao thông đường thủy và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần sinh kế cho người dân địa phương. Ảnh: Công Kiên
Lòng hồ thủy điện Hủa Na có diện tích hơn 21km2, trải dài trên địa bàn hai xã Đồng Văn và Thông Thụ (Quế Phong), được tích nước phục vụ công trình thủy điện Hủa Na. Mặt hồ mênh mông là điều kiện để phát triển giao thông đường thủy và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần sinh kế cho người dân địa phương. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Có dịp đi dọc lòng hồ Hủa Na, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc thuyền máy cỡ nhỏ của các cư dân sinh sống ở quanh vùng. Những chiếc thuyền này được dùng để di chuyển đến các điểm canh tác, chăn nuôi cá lồng hay đánh cá giữa lòng hồ. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Diện tích mặt nước rộng lớn là điều kiện lý tưởng để phát triển chăn nuôi cá lồng. Nhiều hộ gia đình ở xã Đồng Văn và Thông Thụ đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng cho nguồn thu nhập ổn định. Hiện tại, có khoảng 120 hộ tham gia nuôi cá lồng giữa lòng hồ Hủa Na với tổng số hơn 600 lồng cá, cung ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân trong và ngoài huyện. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Những người nuôi cá lồng giữa lòng hồ Hủa Na gần như quanh năm suốt tháng gắn bó với sông nước, rất ít khi về nhà. Họ ở lại để canh mực nước lên xuống, bảo vệ các lồng cá của gia đình, tìm thức ăn cho cá và thu gom các loại rác thải trôi nổi quanh khu vực khoanh nuôi. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Mỗi gia đình thường nuôi 5 - 7 lồng cá, thậm chí có hộ nuôi đến hàng chục lồng. Những lồng cá này là tài sản, là nguồn sinh kế nên các hộ gia đình thường làm nhà nổi trên lòng hồ để chăm sóc, canh giữ các lồng cá. Không có điện lưới, ánh sáng chủ yếu được chủ nhân lấy từ nguồn điện ắc quy và gần như chưa có sóng điện thoại. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Sống biệt lập với bên ngoài, thực phẩm hàng ngày của cư dân lòng hồ Hủa Na chủ yếu là các loại cá nước ngọt. Cá thường có được do quăng chài, buông câu và có lúc bắt ở trong lồng. Cuộc sống gần như tự túc tự cấp, không mấy khi phải lo nghĩ nhiều về việc thiếu cái ăn, thiếu nước, thiếu củi... Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Có sẵn cá và củi, cư dân lòng hồ Hủa Na thường nướng sẵn cá rồi gác lên bếp để mỗi khi có khách ra thăm hay bạn bè qua lại sẽ đưa ra nướng lại để cùng nhâm nhi với rượu. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Cá được ướp gia vị và nướng trên than hoa tỏa mùi thơm phức. Nếu ai một lần được ngồi trong nhà nổi vừa ngắm cảnh non nước bao la, vừa nhâm nhi rượu với cá nướng chắc hẳn sẽ là kỷ niệm khó quên. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Giữa lòng hồ có một số ốc đảo và những sườn núi xung quanh được người dân trong vùng khai thác trồng keo lai. Đến kỳ khai thác, keo được vận chuyển bằng thuyền ra chân đập, sau đó được bốc lên ô tô để chở đến nơi tiêu thụ. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Mới đây, lãnh đạo huyện Quế Phong đã tiến hành khảo sát tiềm năng du lịch ở lòng hồ Hủa Na để xây dựng kế hoạch khai thác và mời gọi đầu tư, xây dựng điểm du lịch sinh thái, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. Ảnh: Công Kiên

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.