Những cỗ che kéo bằng sức trâu “một thời tấu nhạc cho làng” những tưởng chỉ còn trong ký ức xa xăm, vẫn hiện hữu ở một số vùng quê Thanh Chương như những dụng cụ độc đáo. Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân chia sẻ: Gia đình tôi đã nhiều đời làm ng

Cận cảnh trâu kéo che ép mía nấu mật ở làng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mỗi năm khi tháng Chạp về, người dân nhiều vùng quê ở huyện Thanh Chương lại chộn rộn bước vào mùa kéo che, nấu mật đón Tết. Tiếng trâu kéo che ọt ẹt và mùi mật mía thơm lừng dường như càng làm cho Tết đến gần hơn.
Hiện nay ở Thanh Chương có nhiều địa phương còn duy trì nghề trồng mía, nấu mật, như xã Thanh Xuân, xã Thanh Dương, xã Thanh Tiên… Bên cạnh những chiếc máy ép hiện đại, một số hộ dân vẫn còn sử dụng che ép thủ công. Trong ảnh: Trâu kéo che ép mía tại gia đình ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân. Ảnh: Huy Thư
Hiện nay ở Thanh Chương có nhiều địa phương còn duy trì nghề trồng mía, nấu mật, như xã Thanh Xuân, xã Thanh Dương, xã Thanh Tiên… Bên cạnh những chiếc máy ép hiện đại, một số hộ dân vẫn còn sử dụng che ép thủ công. Trong ảnh: Trâu kéo che ép mía tại gia đình ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân. Ảnh: Huy Thư
Những cỗ che kéo bằng sức trâu “một thời tấu nhạc cho làng” những tưởng chỉ còn trong ký ức xa xăm, vẫn hiện hữu ở một số vùng quê Thanh Chương như những dụng cụ độc đáo. Ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân chia sẻ: Gia đình tôi đã nhiều đời làm nghề trồng mía nấu mật. Hiện nay, nhiều hộ dân sử dụng máy ép mía năng suất lao động cao, nhưng nhà tôi vẫn tận dụng cỗ che cũ này, phần vì lượng mía trồng được không nhiều, phần vì muốn giữ lại một chút “hương xưa” của nghề thủ công truyền thống. Ảnh: Huy Thư

Những cỗ che kéo bằng sức trâu “một thời tấu nhạc cho làng” những tưởng chỉ còn trong ký ức xa xăm, vẫn hiện hữu ở một số vùng quê Thanh Chương như những dụng cụ độc đáo. Ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân chia sẻ: Gia đình tôi đã nhiều đời làm nghề trồng mía nấu mật. Hiện nay, nhiều hộ dân sử dụng máy ép mía năng suất lao động cao, nhưng nhà tôi vẫn tận dụng cỗ che cũ này, phần vì lượng mía trồng được không nhiều, phần vì muốn giữ lại một chút “hương xưa” của nghề thủ công truyền thống. Ảnh: Huy Thư

Che là dụng cụ để ép mía, gồm có 2 bộ phận chính: trục che và dù che. Trục che là 2 khối thép hình trụ cao khoảng 60 cm có bánh răng truyền lực dựng song song với nhau. Khối lớn gọi là “hòn ông” có rãnh ngang thường gắn với dù che là một thanh gỗ dài. Khối nhỏ là “hòn mụ” có rãnh dọc. Khi trâu đi vòng quanh che sẽ kéo trục che quay, ép nước mía chảy xuống bệ che và phát ra tiếng kêu ọt ẹt. Ảnh: Huy Thư
Che là dụng cụ để ép mía, gồm có 2 bộ phận chính: trục che và dù che. Trục che là 2 khối thép hình trụ cao khoảng 60 cm có bánh răng truyền lực dựng song song với nhau. Khối lớn gọi là “hòn ông” có rãnh ngang thường gắn với dù che là một thanh gỗ dài. Khối nhỏ là “hòn mụ” có rãnh dọc. Khi trâu đi vòng quanh che sẽ kéo trục che quay, ép nước mía chảy xuống bệ che và phát ra tiếng kêu ọt ẹt. Ảnh: Huy Thư
Trung bình 1 mẻ mía phải ép 6 -7 lần mới hết nước (3 lần ép sơ, 3 - 4 lần ép lại). Khi ép sơ, mía được đưa trực tiếp vào 2 hòn che, còn khi ép lại phải xếp mía tuồn vào 1 cái lỗ gọi là “lỗ mõ” để mía không bị vung vãi. Để mỗi cỗ che hoạt động, cần có ít nhất 3 người (điều khiển trâu, cấp mía cho che; nhận bã mía sau khi ép). Người điều khiển trâu nhiều khi kiêm luôn việc di chuyển bã mía. Ảnh: Huy Thư
Trung bình 1 mẻ mía phải ép 6 -7 lần mới hết nước (3 lần ép sơ, 3 - 4 lần ép lại). Khi ép sơ, mía được đưa trực tiếp vào 2 hòn che, còn khi ép lại phải xếp mía tuồn vào 1 cái lỗ gọi là  “lỗ mõ” để mía không bị vung vãi. Để mỗi cỗ che hoạt động, cần có ít nhất 3 người (điều khiển trâu, cấp mía cho che; nhận bã mía sau khi ép). Người điều khiển trâu nhiều khi kiêm luôn việc di chuyển bã mía. Ảnh: Huy Thư
Kéo che là công việc khá nặng nhọc, nên trâu kéo che phải chọn những con trâu khỏe, làm việc dai sức. Cứ 30 - 45 phút, khi thấy trâu kéo che đã mệt thì phải thay trâu kịp thời. Ông Nguyễn Chân Lý (60 tuổi) ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân cho hay: “Những năm gần đây, gia đình tôi không trồng mía, nhưng mỗi mùa kéo che, tôi vẫn thường đưa trâu đi giúp bà con trong làng”. Ảnh: Huy Thư
Kéo che là công việc khá nặng nhọc, nên trâu kéo che phải chọn những con trâu khỏe, làm việc dai sức. Cứ 30 - 45 phút, khi thấy trâu kéo che đã mệt thì phải thay trâu kịp thời.  Ông Nguyễn Chân Lý (60 tuổi) ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân  cho hay: “Những năm gần đây, gia đình tôi không trồng mía, nhưng mỗi mùa kéo che, tôi vẫn thường đưa trâu đi giúp bà con trong làng”. Ảnh: Huy Thư
Việc cấp mía cho che phải đều tay, nếu xếp mía quá nhiều vào "lỗ mõ" sẽ gây nghẽn che, phải dừng trâu sửa che rất mất công. Ảnh: Huy Thư
Việc cấp mía cho che phải đều tay, nếu xếp mía quá nhiều vào "lỗ mõ" sẽ gây nghẽn che, phải dừng trâu sửa che rất mất công. Ảnh: Huy Thư
Nước mía sau khi ép được người dân đổ vào thùng lóng bằng gỗ kê cao bên các chảo mật. Khi đã lắng cặn, người trực bếp sẽ cho nước mía chảy vào các chảo gang. Ảnh: Huy Thư
Nước mía sau khi ép được người dân đổ vào thùng lóng bằng gỗ kê cao bên các chảo mật. Khi đã lắng cặn, người trực bếp sẽ cho nước mía chảy vào các chảo gang. Ảnh: Huy Thư
Người dân xã Thanh Xuân sử dụng lò bằng đất bắc chảo gang để nấu mật. Lò thường được đào ở trên gò đất cao, gần nơi dựng che để tiện bề di chuyển nước mía. Họ dùng xẻng khoét sâu vào lòng đất hình miệng chảo, rồi đào lộng xuống. Mỗi lò thường bắc được 2 -3 chảo tương ứng với 2 - 3 cửa để đun củi và 2 - 3 cửa thoát khí phía sau. Ảnh: Huy Thư
Người dân xã Thanh Xuân sử dụng lò bằng đất bắc chảo gang để nấu mật. Lò thường được đào ở trên gò đất cao, gần nơi dựng che để tiện bề di chuyển nước mía. Họ dùng xẻng khoét sâu vào lòng đất hình miệng chảo, rồi đào lộng xuống. Mỗi lò thường bắc được 2 -3 chảo tương ứng với 2 - 3 cửa để đun củi và 2 - 3 cửa thoát khí phía sau. Ảnh: Huy Thư
Ông Phan Thái Xuân (55 tuổi) - một người dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nấu mật mía ở xã Thanh Xuân cho hay: Công việc quan trọng nhất khi nấu mật là phải vớt cho sạch bọt bẩn. Mía càng bẩn thì bọt càng nhiều. Lúc đầu là bọt đen được vớt bằng vợt, sau chuyển dần sang bọt trắng thì vớt bằng lá chuối. Nếu vớt bọt kỹ thì mật thành phẩm sẽ sáng, đẹp. Ảnh: Huy Thư
Ông Phan Thái Xuân (55 tuổi) - một người dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nấu mật mía ở xã Thanh Xuân cho hay: Công việc quan trọng nhất khi nấu mật là phải vớt cho sạch bọt bẩn. Mía càng bẩn thì bọt càng nhiều. Lúc đầu là bọt đen được vớt bằng vợt, sau chuyển dần sang bọt trắng thì vớt bằng lá chuối. Nếu vớt bọt kỹ thì mật thành phẩm sẽ sáng, đẹp. Ảnh: Huy Thư
Công đoạn nấu mật kéo dài trong 5 - 6 tiếng đồng hồ, người nấu mật phải túc trực để “dội mật”, vớt bọt và dục lửa, đảm bảo lửa trong lò luôn cháy ổn định. Ảnh: Huy Thư
Công đoạn nấu mật kéo dài trong 5 - 6 tiếng đồng hồ, người nấu mật phải túc trực để “dội mật”, vớt bọt và dục lửa, đảm bảo lửa trong lò luôn cháy ổn định. Ảnh: Huy Thư
Khi chảo mật vơi cạn, sôi bì bụp, chuyển màu cánh dán và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, là công việc nấu mật đã hoàn thành. Trung bình 1 chảo nước mía, người dân ở đây sẽ nấu được 20 kg mật. Mùa kéo che nấu mật đang đem lại thu nhập, niềm vui cho người dân địa phương và mang hương vị Tết ngọt ngào đến với mọi nhà: “Tháng Chạp về tiếng che kêu rộn rã/Bã mía phơi thơm nức lối về”. Ảnh: Huy Thư

Khi chảo mật vơi cạn, sôi bì bụp, chuyển màu cánh dán và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, là công việc nấu mật đã hoàn thành.  Trung bình 1 chảo nước mía, người dân ở đây sẽ nấu được 20 kg mật. Mùa kéo che nấu mật đang đem lại thu nhập, niềm vui cho người dân địa phương và mang hương vị Tết ngọt ngào đến với mọi nhà: “Tháng Chạp về tiếng che kêu rộn rã/Bã mía phơi thơm nức lối về”. Ảnh: Huy Thư

Trâu kéo che ép mía nấu mật ở xã Thanh Xuân (Thanh Chương). Video: Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.