Chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, ngoài việc chữa trị cho con thì việc quan tâm tới chế độ ăn uống, các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng.
Khi bé bị sốt nhu cầu về năng lượng tăng lên rất nhiều lần. Vì vậy chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thành phần (chủ yếu là đạm và mỡ). Đồng thời khi bé bị sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và các chất điện giải qua da, nên cần cho bé uống nước đầy đủ. Ngoài ra khi bé bị sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế, bé chán ăn, bỏ bữa vì vậy cần cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa mà lại cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khi đối với trẻ nhỏ:
Khi trẻ nhỏ bị sốt, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần bú, ít nhất 10-12 lần/ngày. Thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn (khi bị ốm trẻ sẽ mệt mỏi, nên khả năng mút vú của trẻ kém hơn). Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Lúc này cần vệ sinh các dụng cụ vắt sữa, cốc thìa… để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị tiêu chảy.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ nhỏ bị sốt là cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ nhỏ bị sốt là cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Lựa chọn chế độ ăn với đồ ăn mềm

Đối với những trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng và chia làm nhiều bữa giúp dạ dày không bị kích ứng hay khó chịu. Trứng luộc có protein và có thể dễ dàng tiêu hóa là một lựa chọn tốt cho các mẹ. Bên cạnh đó, thêm bột ngũ cốc với sữa sau một vài ngày. Cung cấp các loại trái cây mềm như chuối hay thêm vào nước dưa hấu cho bé dễ hấp thu nước, vitamin và khoáng chất.
Cho trẻ uống nhiều nước và nước hoa quả tươi
Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt, cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Các mẹ có thể chọn các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi…, giàu chất tiền vitamin A như các loại quả có màu vàng, đỏ (gấc, đu đủ, xoài, cà chua,…) và các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền…) vừa giàu tiền vitamin A vừa giàu vitamin C đều rất cần thiết cho trẻ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
Bổ sung thêm nước hoa quả tươi vào chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt
Bổ sung thêm nước hoa quả tươi vào chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt

Thực phẩm cần tránh

Không thêm vào thực đơn của bé các thức ăn cứng, khó tiêu hóa, khó hấp thu. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, các loại dầu và các loại thực phẩm chiên rán, chẳng hạn như khoai tây chiên. Trẻ bị sốt không nên ăn thức ăn có lượng carbonhydrat cao như bánh ngọt hoặc bánh quy. Tránh cho bé ăn thực phẩm quá xơ như đậu, ngô và bông cải xanh. Không cho bé ăn thức ăn cay như sốt salsa hoặc cà ri./.
Theo Alobacsi.vn

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.