Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền làng biển hàng trăm năm tuổi

(Baonghean.vn) - Với lịch sử lâu đời, đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò là một di tích cổ kính có kiến trúc độc đáo và cảnh quan tươi đẹp.
Đền Bàu Lối hay còn gọi là đền Thu Lũng ở phường Nghi Thu được xây dựng vào thời Trần để thờ thần Cao Sơn, Cao Các, ngoài ra còn phối thờ hậu thần Hoàng Khắc Dòng - một vị quan thời Lê có nhiều công lao hộ quốc an dân, tam tòa Thánh Mẫu, bản cảnh thành hoàng. Đền tọa lạc ở gần bàu Lối, nên dân gian thường gọi là đền Bàu Lối. Ảnh: Huy Thư
Đền Bàu Lối hay còn gọi là đền Thu Lũng ở phường Nghi Thu được xây dựng vào thời Trần để thờ thần Cao Sơn, Cao Các, ngoài ra còn phối thờ hậu thần Hoàng Khắc Dòng - một vị quan thời Lê có nhiều công lao hộ quốc an dân, tam tòa Thánh Mẫu, bản cảnh thành hoàng. Đền tọa lạc ở gần bàu Lối, nên dân gian thường gọi là đền Bàu Lối. Ảnh: Huy Thư
Sau gần 7 thế kỷ tồn tại, đền Bàu Lối đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, hiện trong khuôn viên rộng hơn 3.800 m2 có các công trình chính: cổng tam quan, tắc môn, hạ, trung, thượng điện, nhà trù, trong đó hạ điện là công trình có kiến trúc độc đáo nhất. Ảnh: Huy Thư
Sau gần 7 thế kỷ tồn tại, đền Bàu Lối đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, hiện trong khuôn viên rộng hơn 3.800 m2 có các công trình chính: cổng tam quan, tắc môn, hạ, trung, thượng điện, nhà trù, trong đó hạ điện là công trình có kiến trúc độc đáo nhất. Ảnh: Huy Thư
Hạ điện đền Bàu Lối được xây dựng vào năm 1925 và được tôn tạo vào năm 1941. Đây là một công trình có kết cấu đặc biệt, gồm 2 phần. Phần chính là ngôi nhà gỗ 3 gian, 4 vì bằng gỗ lim. Phần phụ là mái hiên của ngôi nhà này được nới rộng, nâng cao, xây lên như một bức bình phong. Toàn bộ hệ thống tay đỡ nâng hiên của hạ điện được thay bằng các đường xà dài nối với 6 cột trụ. Các trụ khắc câu đối tạo thành 3 cửa chính ở mặt tiền. Phía trên, các chi tiết được xây đắp, trang trí kỳ công. Ảnh: Huy Thư
Hạ điện đền Bàu Lối được xây dựng vào năm 1925 và được tôn tạo vào năm 1941. Đây là một công trình có kết cấu đặc biệt, gồm 2 phần. Phần chính là ngôi nhà gỗ 3 gian, 4 vì bằng gỗ lim. Phần phụ là mái hiên của ngôi nhà này được nới rộng, nâng cao, xây lên như một bức bình phong. Toàn bộ hệ thống tay đỡ nâng hiên của hạ điện được thay bằng các đường xà dài nối với 6 cột trụ. Các trụ khắc câu đối tạo thành 3 cửa chính ở mặt tiền. Phía trên, các chi tiết được xây đắp, trang trí kỳ công.  Ảnh: Huy Thư
Theo ban quản lý di tích, khi xây dựng hạ điện của đền Bàu Lối, người dân làng Thu Lũng xưa đã huy động nhiều người thợ giỏi trong vùng về thể hiện tay nghề, nhờ đó đã tạo nên được một công trình kiến trúc độc đáo, hội tụ được nhiều vẻ đẹp. Ảnh: Huy Thư
Theo ban quản lý di tích, khi xây dựng hạ điện của đền Bàu Lối, người dân làng Thu Lũng xưa đã huy động nhiều người thợ giỏi trong vùng về thể hiện tay nghề, nhờ đó đã tạo nên được một công trình kiến trúc độc đáo, hội tụ được nhiều vẻ đẹp. Ảnh: Huy Thư
Phía trên, mặt trước hạ điện nổi bật với bức cuốn thư có "lưỡng long triều nguyệt" uy nghi. Ở giữa cuốn thư đắp nổi 3 chữ Hán lớn ghép bằng mảnh sành: “thu - thủy - trường” với ý nghĩa "nước mùa Thu chảy mãi" khẳng định sự trường tồn của di tích, tương ứng với câu đối ghi tại đền “Thu thủy trường lưu, thần linh quang nhật nguyệt/Lũng thôn đắc địa, miếu mạo vĩnh sơn hà”. Ảnh: Huy Thư
Phía trên, mặt trước hạ điện nổi bật với bức cuốn thư có "lưỡng long triều nguyệt" uy nghi. Ở giữa cuốn thư đắp nổi 3 chữ Hán lớn ghép bằng mảnh sành: “thu - thủy - trường” với ý nghĩa "nước mùa Thu chảy mãi" khẳng định sự trường tồn của di tích, tương ứng với câu đối ghi tại đền “Thu thủy trường lưu, thần linh quang nhật nguyệt/Lũng thôn đắc địa, miếu mạo vĩnh sơn hà”. Ảnh: Huy Thư
Ngoài bức cuốn thư, các chi tiết khác trên bức bình phong này đều được trang trí hoa văn cùng những hình ảnh tứ linh uyển chuyển, sống động. Trong ảnh: Vẻ đẹp của chim phượng được đắp nổi trong tư thế đang sải cánh. Ảnh: Huy Thư
Ngoài bức cuốn thư, các chi tiết khác trên bức bình phong này đều được trang trí hoa văn cùng những hình ảnh tứ linh uyển chuyển, sống động. Trong ảnh: Vẻ đẹp của chim phượng được đắp nổi trong tư thế đang sải cánh. Ảnh: Huy Thư

.

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền làng biển hàng trăm năm tuổi ảnh 7
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền làng biển hàng trăm năm tuổi ảnh 8
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền làng biển hàng trăm năm tuổi ảnh 9
Đặc biệt 4 góc của mái hiên "khủng" này có đắp nổi hình 4 con cá chép, mỗi con có một dáng vẻ riêng, đồng thời mỗi miệng cá là một cửa máng thoát nước. Khi trời mưa, nước trên nhà hạ điện sẽ chảy theo các miệng cá ra ngoài. Ảnh: Huy Thư
Hai bên tả hữu của hạ điện còn có 2 trụ biểu được xây đắp cân đối. Tuy không đồ sộ nhưng ít nhiều mang dáng vẻ của trụ đăng đền Nguyễn Xí. Chính kiến trúc độc đáo này đã làm cho hạ điện có được vẻ đẹp khác lạ, vừa cổ kính, vừa uy nghi. Ảnh: Huy Thư

Hai bên tả hữu của hạ điện còn có 2 trụ biểu được xây đắp cân đối. Tuy không đồ sộ nhưng ít nhiều mang dáng vẻ của trụ đăng đền Nguyễn Xí. Chính kiến trúc độc đáo này đã làm cho hạ điện có được vẻ đẹp khác lạ, vừa cổ kính, vừa uy nghi. Ảnh: Huy Thư

Cùng với kiến trúc cổ kính, tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật, tư liệu quý như văn cúng cổ bằng chữ Hán, bia đá, hoành phi, câu đối… Đặc biệt trước sân đền còn có 2 cây phượng cổ thụ có tuổi đời trên cả trăm năm. Với lịch sử lâu đời, kiến trúc cổ kính và cảnh quan tươi đẹp, đền Bàu Lối là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi về khám phá Cửa Lò. Ảnh: Huy Thư

Cùng với kiến trúc cổ kính, tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật, tư liệu quý như văn cúng cổ bằng chữ Hán, bia đá, hoành phi, câu đối… Đặc biệt trước sân đền còn có 2 cây phượng cổ thụ có tuổi đời trên cả trăm năm. Với lịch sử lâu đời, kiến trúc cổ kính và cảnh quan tươi đẹp, đền Bàu Lối là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi về khám phá Cửa Lò. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.