Chính trường Canada và bức ảnh rò rỉ sai thời điểm

(Baonghean) - Giữa tuần này, tạp chí Time đăng tải một bức ảnh được chụp từ năm 2001,trong đó nhân vật chính là đương kim Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Điều đáng nói, thầy giáo Trudeau 29 tuổi khi ấy lại hóa trang thành da màu trong bữa tiệc chủ đề “Đêm Arab”.

Chuyện tưởng chừng bé, nhưng vẫn có thể bị “xé ra to”, bởi bức ảnh nhạy cảm xuất hiện vào thời điểm không kém phần nhạy cảm, khi nhà lãnh đạo nổi tiếng ủng hộ đa văn hóa, đa sắc tộc đang phải nỗ lực vượt qua những con sóng cả để giữ vững tương lai chính trị.

Ông Trudeau trong bức ảnh gần đây bị "đào mộ". Ảnh: Times
Ông Trudeau trong bức ảnh gần đây bị "đào mộ". Ảnh: Times

Bức ảnh bị “đào mộ”

Ai cũng từng trải qua một thời tuổi trẻ với những hành động bồng bột, xốc nổi, nhưng có lẽ không nhiều người phải nếm “trái đắng” như Thủ tướng "xứ sở lá phong" những ngày qua, khi bức ảnh của ông 18 năm trước bỗng nhiên bị giới truyền thông “đào mộ” và lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Trong tấm hình in trong cuốn kỷ yếu của trường tư thục, nơi Trudeau từng giảng dạy tiếng Pháp, ông đứng tạo dáng cùng 4 người phụ nữ. Đáng chú ý, Trudeau là nhân vật duy nhất trong bức ảnh hóa trang da màu, và dường như khi ấy ông còn choàng cả 2 tay ôm lấy người phụ nữ đứng cạnh. Sau khi tin tức bùng nổ, Thủ tướng Canada ngay lập tức tổ chức họp báo trên máy bay khi ông đang trong hành trình vận động tranh cử. Chính khách Trudeau sắc mặt xanh xao, chia sẻ rằng ông “lấy làm tiếc” và “giận bản thân”, đồng thời xác nhận người phụ nữ trong hình là “bạn thân”.

Chuyện chưa dừng ở đó. Không hiểu nằm trong trù tính hay do sức ép từ báo giới, mà ông Trudeau đã tiết lộ thêm rằng, còn nhiều lần khác ông đã ăn vận một cách không phù hợp, chẳng hạn như thời học trung học, khi ông cũng hóa trang da màu để trình bày ca khúc "Day O". Sự “thú nhận” này, theo Michael Bociurkiw - chuyên gia phân tích các vấn đề toàn cầu, gần như chắc chắn sẽ gây ra cảnh tượng huyên náo trong các đảng đối lập và thôi thúc các phóng viên đào sâu hơn quá khứ của Trudeau. 

Thủ tướng Canada đang trong tình cảnh "nước sôi lửa bỏng" khi chỉ còn 1 tháng nữa người dân nước này đi bầu cử. Ảnh: AFP
Thủ tướng Canada đang trong tình cảnh "nước sôi lửa bỏng" khi chỉ còn 1 tháng nữa người dân nước này đi bầu cử. Ảnh: AFP

Bức ảnh da màu có thể xem là một cú đòn đau đối với chiến dịch tranh cử của ông Trudeau, trong bối cảnh các cuộc tổng tuyển cử tháng 10 đang tới rất gần, nhất là khi một trong những chiến thuật mà ê kíp chạy đua tranh cử này thường sử dụng là đào xới vết nhơ trên truyền thông xã hội của các đối thủ - đa số còn trẻ tuổi và có “vết tích” kỹ thuật số từ thuở mới… lọt lòng!

Chiến lược này đến nay đã khiến vài đảng đối thủ “trật đường ray”, buộc vài đối thủ phải từ chức vì liên quan đến các vấn đề sắc tộc. Giờ đây, việc sử dụng “chiêu thức” nghiên cứu phe đối lập ấy có thể đẩy đảng Tự do của Thủ tướng Trudeau ra đứng trước cáo buộc tiêu chuẩn kép.

Theo CNN, sự cố vừa rồi chắc chắn góp phần làm nên câu chuyện của đảng Bảo thủ đối lập, rằng ông Trudeau không phải ví dụ mẫu mực về đức tính tiến bộ mà người ta vẫn tưởng. Thực vậy, suốt thời gian qua, con trai của cố Thủ tướng Pierre Trudeau đã gây dựng hình ảnh người đi đầu ủng hộ quyền lợi của các nhóm thiểu số và chủ nghĩa đa văn hóa.

Nhưng những tiếng nói đối thủ lại khẳng định rằng, vị chính khách từng cam kết “những con đường ngập nắng” trong chiến dịch tranh cử 2015 và hứa hẹn làm chính trị một cách khác biệt, giờ đây không thể tin tưởng được, nhất là sau khi ông bị cáo buộc vi phạm hướng dẫn về xung đột lợi ích cách đây không lâu.

Bật chế độ “khủng hoảng”

Như đã nói, các cuộc bầu cử tại Canada sẽ diễn ra vào ngày 21/10 tới, và hứa hẹn đó sẽ là một cuộc đua gây cấn, căng thẳng. Bất kỳ ý niệm nào về việc thiếu nhạy cảm hay đạo đức giả - chẳng hạn một “kẻ lừa đảo” như cách dùng từ của một tạp chí lớn ở Canada hồi đầu năm nay - chắc chắn không phải là cách mà Trudeau muốn được nhìn nhận.

Trước thềm chiến dịch tranh cử liên bang, ông đã bị đối thủ chỉ trích là không thật, không chân thành, nhất là sau khi ông giải quyết vụ việc liên quan đến tập đoàn SNC-Lavalin. Còn giờ đây, vụ bê bối mới nhất lại đẩy nhà lãnh đạo này ra trước sóng gió dư luận một lần nữa. Jagmeet Singh, thuộc đảng Dân chủ Mới, đã gọi hành vi của Trudeau là “gây rắc rối” và “xúc phạm”.

Rachel Curran - Giám đốc chính sách của cựu Thủ tướng Stephen Harper lại nói rằng: “Tuyên bố của Trudeau không hề có cảm giác chân thành. Ông ta thốt ra những lời xin lỗi hết sức cụt lủn, nghe như thể hoàn toàn được viết sẵn theo kịch bản, và không hề đề cập đến tác động mà hành vi của ông ta mang lại đối với các cộng đồng thiểu số”.

Đối thủ tranh cử với Trudeau là Andrew Scheer, lãnh đạo đảng Bảo thủ của Canada. Ảnh AFP.
Đối thủ tranh cử với Trudeau là Andrew Scheer, lãnh đạo đảng Bảo thủ của Canada. Ảnh AFP.

Khía cạnh ấy, có thể sẽ là điều mà Thủ tướng Trudeau sẽ đề cập trong những ngày tới: khả năng gây tổn thương đến các cộng đồng thiểu số, chiếm phần lớn cử tri ở các khu vực bầu cử chính tại Quebec, Ontario và Columbia thuộc Anh. Hiện vẫn còn hơn 30 ngày nữa mới đến lúc người Canada đi bỏ phiếu. Đến nay, phe Tự do đã và đang tập trung cải thiện cuộc sống cho tầng lớp trung lưu ở nước này, và Trudeau đang tích cực có những chuyến đi gây dựng hình ảnh. 

Những ngày qua, đảng của Trudeau đang đứng trước khả năng tiệm cận một chính quyền thiểu số - khi để mất thế đa số hiện nay do các vụ bê bối, từ vụ phát hiện Trudeau vi phạm quy định về xung đột lợi ích trong vụ án hình sự liên quan đến doanh nghiệp SNC-Lavalin, tới chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ lắm tranh cãi hồi năm 2018. Ông còn bị công kích vì để tăng thâm hụt và không hoàn thành hứa hẹn khi tranh cử,chẳng hạn như lời hứa cải cách luật bầu cử. 

Nhiều nhà phân tích đặt dấu hỏi lớn, vì sao đảng Tự do lại để cho cơ sự đến nông nỗi này? Đáng lẽ ông Trudeau có thể giảm nhẹ sức công phá của vụ bê bối về bức ảnh da màu nếu ông tự mình công khai nó, bởi rõ ràng chính khách này ắt phải hiểu rõ hệ lụy mà những người khác đã phải đối diện khi mắc sai lầm tương tự.

Dĩ nhiên, điều tưởng chừng là một vụ bê bối ngoài sức tưởng tượng hôm nay có thể trở thành chuyện “nhỏ như con thỏ” trong nay mai. Nhưng trong thời điểm hiện tại, chắc chắn một điều, chiến dịch tranh cử của phe Tự do ở xứ lá phong sẽ buộc phải chuyển sang một chiến lược mà không ê kíp tranh cử nào hứng thú: chế độ khủng hoảng.

Và Trudeau sẽ phải tốn khá nhiều công sức và thì giờ để giải thích và xin lỗi, mới mong cứu được chính phủ của ông thoát khỏi viễn cảnh bị hất sang băng ghế đối lập trong Quốc hội!

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.