Chưa khắc phục được tình trạng 'cò' trong đấu giá đất

(Baonghean.vn) - Theo đại diện lãnh đạo Công ty đấu giá hợp danh quốc tế IPA, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua chưa khắc phục được tình trạng “cò” đất.
Chiều 11/10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có cuộc giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Công ty đấu giá hợp danh quốc tế IPA theo chương trình giám sát năm 2019. Ảnh: Mai Hoa
Chiều 11/10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có cuộc giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Công ty đấu giá hợp danh quốc tế IPA theo chương trình giám sát năm 2019. Ảnh: Mai Hoa

Vấn đề được đoàn giám sát quan tâm nhất là giải quyết tình trạng "cò" trong đấu giá đất. Theo ông Nguyễn Minh Hiếu - Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh quốc tế IPA, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua chưa khắc phục được tình trạng “cò” đất; mặc dù quá trình thu nhận hồ sơ xuất hiện một số gương mặt quen thuộc, nhưng không có quy định nào cấm những trường hợp này nộp hồ sơ để đấu giá mà công ty chỉ mang tính nhắc nhở.

Tuy nhiên, theo Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Thái Thị An Chung, dư luận lâu nay cho rằng, tình trạng hiệp thương, thông đồng dìm giá trong đấu giá đất là do các đơn vị đấu giá làm lộ bí mật thông tin danh sách người có nhu cầu đấu giá hoặc móc ngoặc với các đối tượng “cò”.

Ông
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Thành viên hợp danh công ty trao đổi với đoàn giám sát. Ảnh: Mai Hoa

Vấn đề này được ông Nguyễn Quốc Khánh - Thành viên hợp danh công ty, khẳng định không có đơn vị thực hiện nhiệm vụ đấu giá để lộ thông tin hay móc ngoặc với các đối tượng cò.

Song, ngay trước giờ đấu giá, “cò” đất tự đứng ra xác định, có mấy người có nhu cầu đấu giá cùng thửa, trên cơ sở đó giữa họ tự hiệp thương thỏa thuận giá đấu để ăn chia và chính người dân cũng muốn hiệp thương để lấy giá rẻ hơn mà không tham gia đấu giá độc lập đến cùng.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Quốc Khánh cho rằng, vai trò của chính quyền cấp huyện và xã cần tuyên truyền người dân kiên quyết không hiệp thương với “cò" mà đấu giá đến cùng thì “cò” sẽ tự triệt tiêu.

Mặt khác, lực lượng an ninh cũng cần vào cuộc tích cực, thực hiện quyền giải tán đám đông khi có biểu hiện tụ tập để hiệp thương tại các buổi đấu giá; đồng thời chuyển hình thức đấu giá từ trực tiếp sang gián tiếp bằng bỏ phiếu kín.

Vùng quy hoạch đấu giá đất ở tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Mai Hoa
Vùng đất quy hoạch tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành đã được đấu giá. Ảnh minh họa Mai Hoa

Tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc xác định giá khởi điểm và các bước đảm bảo giá khách quan, sát với thị trường; xử lý tiền đặt cọc và tiền lãi đặt cọc cho những người không trúng đấu giá.

Đưa ra thực tế một số khu vực đấu giá, sau khi người dân trúng đấu giá nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện, thiếu hệ thống điện, nước, không thể làm nhà ở; Ban Pháp chế HĐND đề nghị công ty cần có trách nhiệm trong việc thẩm định các điều kiện đảm bảo, nhất là về hạ tầng trước khi tiến hành đấu giá.

Đoàn cũng ghi nhận một số đề xuất của công ty về những bất cập giữa quy định và thực tiễn cần được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong hoạt động đấu giá đất; vấn đề đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị đấu giá; xử lý mối quan hệ giữa chủ tài sản với đơn vị đấu giá…

Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND, ngày 02/02/2018 của UBND tỉnh quy định rõ 4 hình thức đấu giá, bao gồm đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp và đấu giá trực tuyến.
Trong 4 hình thức trên thì khuyến khích lựa chọn đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp, đảm bảo công bằng, khách quan, minh bạch.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.