Con thi học kỳ, cả nhà sốt ruột

Theo Thanh Mai (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Con tôi học lớp 2, ngày mai con thi học kì 1 hai môn Toán, tiếng Việt. Trẻ con trong xóm học chung trường tiểu học, các con học khác khối nhau và chung lịch thi. 

Trước đó 10 ngày, cô giáo phát đề cương về cho các con ôn thi, chi tiết, tỉ mỉ từng bài tập làm văn, bài luyện từ và câu; các dạng toán cộng trừ, tìm x, quy đổi đơn vị tính khối lượng, đơn vị đo lường. Cô giáo trao đổi với phụ huynh trong nhóm Zalo của lớp về lịch thi, nhờ phụ huynh sát sao kèm cặp các con.

Thế là ngày nào bố mẹ cũng thay nhau học cùng con, giục giã con làm bài, hướng dẫn con bài khó. Không chỉ làm hết bài trong tập đề cương cô giao, tôi còn đố con giải phép tính, bài toán tương tự. Chỉ đến khi con nhăn nhó kêu mệt, mỏi tay, đau đầu thì mẹ mới cho con nghỉ, giục con soạn sách vở ngày mai đi học.

Tôi cũng mắc bệnh thành tích như nhiều phụ huynh khác. Con gái tôi thuộc hàng bé nhất lớp, mẹ chỉ nhân nhượng chút ít còn thì vẫn phải ôm sách vở học mỗi tối có mẹ kèm cặp, giám sát. Tôi xoay đủ chiêu, từ dỗ dành, dọa nạt đến bắt ép phải học thế này, thế kia. Con viết bút mực, chữ một li rất xấu. Tôi bắt con luyện chữ, viết chậm, viết đúng cỡ đúng li.

Tối nào ít bài, hai mẹ con cùng nhau luyện chữ để con không chán. Tối nào mẹ với con cũng học bài, hết Toán, tiếng Việt lại quay sang tiếng Anh. Trẻ con giờ học ở trường cả ngày, cô trò luyện đi luyện lại kiến thức mà bố mẹ vẫn chưa yên tâm. Dù con mới chỉ học lớp 1, lớp 2 thì cũng không thể phó mặc việc học của con cho thầy cô và nhà trường. Bất cứ phụ huynh nào cũng nghĩ, phải tốn công tốn sức dạy dỗ, kèm cặp con ngay từ tấm bé mới hiệu quả.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Đến kì thi học kì, không khí học tập ở mỗi gia đình đều sôi sục, khẩn trương, tận dụng triệt để quãng thời gian ôn luyện ngắn ngủi. Con đòi đi chơi, đòi xem ti vi, nhất định là không. Tôi luôn nói: "Mẹ con mình làm bài, ôn bài kĩ càng để con đạt điểm cao, thi xong mẹ cho con chơi thoải mái". Nhưng lũ trẻ tinh quái luôn tìm cách lẩn nhà, trốn đi chơi cùng nhau khi bố mẹ bận làm việc gì đó. Con chỉ được chơi chốc lát, bố mẹ gọi ời ời bắt về nhà học.

Không chỉ bố mẹ mà ngay cả ông bà cũng lo lắng khi các cháu sắp thi. Tôi còn trêu bác hàng xóm cạnh nhà là "bà nội mẫu mực" vì sốt sắng chuyện bài vở của cháu gái. Bà nội đeo kính rà soát bài kiểm tra cô trả, câu nào cháu làm sai, bà gọi điện hỏi tôi. Tôi cũng ú ớ trả lời vu vơ và hẹn bác đến chiều mới trả lời chính xác. Tôi xem lại sách giáo khoa, vở con làm bài mà cô đã hướng dẫn những câu tương tự để trao đổi với bác.

Bà nội nhăn mặt xòe cho tôi xem cả xấp bài kiểm tra của cháu gái, toàn điểm 9 và 9,5. Tôi phá lên cười: "Bà nội ơi, cháu gái học thế này là giỏi quá rồi". Bà nội lắc đầu: "Giỏi thì phải được điểm 10, sai toàn câu dễ thế này…".

Con học lớp 1, lớp 2 và càng lên lớp cao hơn của bậc tiểu học, được danh hiệu hoàn thành xuất sắc rất khó. Nếu con đạt điểm Toán, tiếng Việt toàn 9, 10 mà các môn Thủ công, Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh không đạt mức hoàn thành tốt thì vẫn trượt giấy khen "Hoàn thành xuất sắc".

Thế mới có chuyện, sát nút thi học kì mà vẫn có tin nhắn của cô giáo, mong phụ huynh đôn đốc, giục giã con làm lại bài Thủ công, Mỹ thuật. Thế mới có cảnh, bố mẹ sốt ruột, quát mắng con tập trung Toán, tiếng Việt, tiếng Anh còn mấy bài tập Thủ công, Mỹ thuật thì bố mẹ làm hộ cho nhanh. Con thi học kì hay cả nhà thi học kì? Con đạt điểm 9, 10 chắc chắn công sức của bố mẹ, ông bà không hề nhỏ.

Tôi tâm sự với mấy chị bạn đồng nghiệp: "Từ ngày con em vào lớp 1, em chưa bao giờ được xem phim, lúc nào cũng phải học cùng con". Mọi người đều thừa nhận, việc học của các con là mối quan tâm lớn nhất, vui chơi giải trí phải đợi đến lúc lũ trẻ nghỉ hè. Ngày thường đã bận học cùng con, dịp con thi học kì, bố mẹ nào cũng phải tăng tốc, kèm còn sát sao để con "về đích" với số điểm cao nhất.

Tôi không đạt mục tiêu con phải được điểm 10 thi học kì, phải đạt danh hiệu học sinh hoàn thành xuất sắc. Nhưng tôi cũng vẫn miệt mài cùng con ôn luyện bài vở, đề cương, đọc đi đọc lại kiến thức trong sách giáo khoa. Con thi xong, mẹ thở phào nhẹ nhõm. Lại hồi hộp chờ con báo điểm, lại vui buồn đan xen khi đi họp phụ huynh...

Con thi học kì, cả nhà sốt ruột kèm cặp, ôn đi ôn lại đến mức thuộc làu làu mà vẫn lo con quên, con nhầm, con bỏ sót câu hỏi. Con học tiểu học, thi học kì là quan trọng nhất, chẳng bố mẹ nào dám lơ là, nhắc nhở suông mà đều phải cùng học với con mới yên tâm./.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.