Đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An: Phát huy dân chủ ở cơ sở cần cơ chế rõ ràng mang tính pháp lý, tránh hình thức

Thành Duy - Phan Hậu

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sáng 14/6, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Toàn cảnh phiên làm việc sáng 14/6 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh ảnh 1

Toàn cảnh phiên làm việc sáng 14/6 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh

ĐỀ CAO TÍNH KHẢ THI, THỰC CHẤT

Phát biểu thảo luận, đồng tình cao với sự cần thiết ban hành luật này, tuy nhiên về quan điểm xây dựng luật, ông Trần Nhật Minh - đại biểu Quốc hội chuyên trách đoàn Nghệ An đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, xây dựng các quy định của pháp luật đảm bảo thực chất, có tính khả thi cao, dễ thực hiện, hiệu quả, có cơ chế rõ ràng mang tính pháp lý, tránh hình thức, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thực hiện dân chủ cơ sở, đảm bảo mục tiêu "Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”.

Trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp trong dự án Luật này, bao gồm 2 loại ý kiến: thứ nhất là đề nghị dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước; còn ý kiến thứ hai là đề nghị dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp. Chính phủ đã báo cáo và xin ý kiến Quốc hội.

Đoàn Chủ tịch điều hành phiên làm việc. Ảnh: Quang Khánh ảnh 2

Đoàn Chủ tịch điều hành phiên làm việc. Ảnh: Quang Khánh

Về nội dung này, đại biểu Trần Nhật Minh đồng tình với loại ý kiến thứ nhất. Bởi theo vị đại biểu đoàn Nghệ An thực tế thời gian qua, việc thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa được như mong muốn.

Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Nội vụ cũng đã nêu: Nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa xây dựng quy chế dân chủ; tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ở khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức hội nghị người lao động còn thấp (đạt khoảng 64%).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn gần như không tổ chức hội nghị người lao động theo quy định; việc tổ chức hội nghị người lao động ở một số doanh nghiệp vẫn còn hình thức, chưa đảm bảo các nội dung theo quy định, nhất là việc công khai tài chính, các loại quỹ,…

Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng của việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp nên chưa chủ động phối hợp mà chủ yếu do ban chấp hành công đoàn cơ sở đề xuất nên việc thực hiện còn gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.

Ông Trần Nhật Minh - đại biểu Quốc hội chuyên trách đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Quochoi.vn ảnh 3

Ông Trần Nhật Minh - đại biểu Quốc hội chuyên trách đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Quochoi.vn

Một số doanh nghiệp không tổ chức lấy ý kiến của đa số người lao động nhưng vẫn ký thỏa ước lao động tập thể; nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện công khai các nội dung của thỏa ước lao động tập thể, nên người lao động chưa tiếp cận được với thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp. “Số lượng doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế, nội dung có lợi hơn cho người lao động không nhiều”, đại biểu Trần Nhật Minh phát biểu.

Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2021 có 105 cuộc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể, nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chưa đồng tình với cơ chế trả lương của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chậm lương, chậm thưởng hoặc chi trả lương, thưởng chưa hợp lý, chất lượng bữa ăn ca chưa đảm bảo hoặc tăng thời gian làm việc của người lao động mà chưa thông qua ý kiến của người lao động...

Mới đây nhất, tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân năm 2022 diễn ra vào sáng ngày 12/6/2022, trong 10 nhóm vấn đề lớn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp, mà người lao động cả nước quan tâm kiến nghị, đề xuất, có vấn đề người lao động đề nghị tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động.

Sau khi nêu dẫn chứng, phân tích, ông Trần Nhật Minh nhận định: “Theo tôi việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức hơn nữa, cần thiết phải nghiên cứu, rà soát xây dựng các quy định của pháp luật để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn và các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp…”

Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các chế định của pháp luật lao động như: đối thoại doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, hợp đồng lao động... được quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản dưới luật khác để không có sự trùng lặp, chồng chéo giữa hai hệ thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở và pháp luật lao động

Về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trong khu vực doanh nghiệp, vị đại biểu chuyên trách đoàn Nghệ An cho rằng: không nhất thiết phải quy định đầy đủ như loại hình phường, xã, thị trấn hay cơ quan, đơn vị. Các quy định quyền của người lao động về dân chủ cần nghiên cứu, thiết kế theo hướng hạn chế hơn, có tính khả thi, thực chất, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cần được pháp luật bảo vệ, có thể thực hiện thông qua cơ chế dân chủ đại diện hoặc dân chủ trực tiếp; không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để biện giải cho quan điểm của mình, đại biểu Trần Nhật Minh nêu dẫn chứng quy định quyền kiểm tra của người lao động thành thiết chế độc lập như quy định trong dự thảo Luật là chưa hợp lý, bởi vì xét về quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, người lao động sẽ rất khó khăn khi thực hiện quyền kiểm tra trong thực tiễn.

Các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An trao đổi bên lề phiên thảo luận. Ảnh: Quang Khánh ảnh 4

Các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An trao đổi bên lề phiên thảo luận. Ảnh: Quang Khánh

Hơn nữa, về hình thức người lao động kiểm tra, dự thảo Luật quy định thông qua các hình thức kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật cũng hết sức chung chung, chưa quy định cụ thể cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết khi người lao động có yêu cầu.

Trong khi đó, khiếu nại, tố cáo của người lao động đối với người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Do đó, quy định về hình thức người lao động kiểm tra như trong dự thảo Luật là chưa khả thi.

“Nếu có thì mang yếu tố “tranh chấp lao động” hơn là thực hiện dân chủ, không những thế còn làm xấu đi quan hệ lao động nhiều hơn là đối thoại, bàn bạc, trao đổi để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, không đảm bảo nguyên tắc "thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch" trong thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp”, đại biểu Trần Nhật Minh nói và phân tích thêm: trong khi đây là nguyên tắc đặc thù, xuyên suốt, thể hiện sự khác biệt của loại hình dân chủ tại doanh nghiệp với các loại hình dân chủ ở cơ sở còn lại.

Tuy nhiên, về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp Nhà nước, ông đề nghị nghiên cứu, xây dựng các quy định mang tính đặc thù hơn so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NHÂN DÂN

Về thanh tra nhân dân, đại biểu Trần Nhật Minh tán thành việc chuyển quy định hiện hành do Luật Thanh tra điều chỉnh sang Luật này điều chỉnh; đồng thời đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về việc đề nghị nghiên cứu phương án phù hợp hơn về tên gọi "Ban Thanh tra Nhân dân" để phù hợp với các phương thức thực hiện dân chủ cơ sở. Theo ông, đổi tên thành Ban Giám sát là một phương án để nghiên cứu.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại phiên thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sau khi nghe 20 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, có 3 đại biểu Quốc hội tranh luận. Ảnh: Quochoi.vn ảnh 5

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại phiên thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sau khi nghe 20 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, có 3 đại biểu Quốc hội tranh luận. Ảnh: Quochoi.vn

Về quyền hạn của Ban Thanh tra Nhân dân, vị đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị không nên tiếp tục kế thừa quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể là: "Khi cần thiết, được chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định".

Ông Trần Nhật Minh cho rằng, quy định này, một mặt vô hình trung đã phủ định tính độc lập trong hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, biến tổ chức này thành chủ thể giúp việc cho đối tượng chịu sự giám sát và sẽ khó có thể hoạt động khách quan khi đối tượng chịu giám sát lại có thể giao nhiệm vụ cho chủ thể có quyền giám sát. Mặt khác, quy định này cũng chưa phù hợp với quy định về hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân cấp xã và ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Doanh nghiệp Nhà nước.

Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội gồm 7 chương, 74 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phạm vi “cơ sở” được xác định là xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là nơi trực tiếp công khai thông tin, tổ chức lấy ý kiến, thực hiện các quyết định và chịu sự kiểm tra, giám sát của công dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

tin mới

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức giải trình về tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức giải trình về tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc, miền núi

(Baonghean.vn) - Chiều 29/9, tại TP. Vinh, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9/2023. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Rà soát, phối hợp giải quyết các vướng mắc trong thực hiện chính sách do HĐND tỉnh ban hành

Rà soát, phối hợp giải quyết các vướng mắc trong thực hiện chính sách do HĐND tỉnh ban hành

(Baonghean.vn) - Làm việc với UBND huyện Nam Đàn, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đề nghị địa phương tiếp tục rà soát các chính sách và tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo triển khai các chính sách kịp thời và hiệu quả hơn.

4 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển hội nông dân trong nhiệm kỳ 2023-2028

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển Hội Nông dân trong nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng chương trình hoạt động, phát triển hội trong nhiệm kỳ tới.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

Nông dân kỳ vọng gì vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

Video: Nông dân đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 -2028 đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát huy vai trò của tổ chức Hội và hội viên nông dân. Tại Đại hội, nhiều hội viên, nông dân đã bày tỏ niềm tin, kỳ vọng vào một chặng đường nhiều đổi mới,...

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Vinh đã đạt được những kết quả khá tích cực, một số lĩnh vực đã hình thành yếu tố trung tâm vùng; từng bước đóng vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần khơi dậy sức sáng tạo của người lao động, thúc đẩy phát triển của từng doanh nghiệp.

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21 của BTV Tỉnh ủy về vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo; huyện Hưng Nguyên đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu tích cực.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

(Baonghean.vn) -  Xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán của Đảng ta, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong công cuộc đổi mới đất nước, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

(Baonghean.vn) - Ngày 23/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An do Đại biểu Quốc hội, GS.TS, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành làm trưởng đoàn đã đến các xã Thanh Khai và Thanh Xuân (Thanh Chương) dự lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo.

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

(Baonghean.vn) - Chiều 23/9, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với một số doanh nghiệp trao các phần quà trị giá hơn 240 triệu đồng cho người nghèo, học sinh nghèo huyện Tương Dương.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai nhiều hoạt động sôi nổi với các công trình, phần việc thiết thực, cụ thể, chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ diễn ra vào 2 ngày (27, 28/9) sắp tới.

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

(Baonghean.vn) -Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ lần thứ XXII đề ra. 

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

(Baonghean.vn) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch tìm cách phá hoại sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Huyện Kỳ Sơn đã triển khai hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới bằng nhiều giải pháp phù hợp.