Dân được trả lại tiền và đất sau khi Báo Nghệ An phản ánh xã đòi tiền 'hỗ trợ' mới ký xác nhận

(Baonghean.vn) - Sau khi Báo Nghệ An có bài phản ánh, hộ dân này được trả lại tiền, đồng thời được trả lại đất theo nguyện vọng.

Ngày 21/6, gia đình ông Lương Đình Tiến (bản Tam Bông, xã Tam Quang) cho biết, đã nhận được 40 triệu đồng do phía xã Tam Đình (huyện Tương Dương) trả lại. Ngoài ra, ông Tiến còn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất còn lại nằm trên cốt ngập của thủy điện Khe Bố.

Ông Lương Đình Tiến. Ảnh Tiến Hùng
Ông Lương Đình Tiến. Ảnh: Tiến Hùng

Ông Tiến là nhân vật trong bài phản ánh "Nghệ An: Dân phải chi tiền mới được ký xác nhận nguồn gốc đất để được thủy điện đền bù?" của Báo Nghệ An đăng tải ngày 5/5.

Năm 1998, ông được huyện Tương Dương giao 13,3 ha đất với thời gian 50 năm. Đến năm 2006, 7 ha trong số này bị thu hồi để làm thủy điện Khe Bố. Tuy nhiên, ông Tiến không được nhận tiền bồi thường cho khu đất này. Sau nhiều năm khiếu nại, ông mới biết lý do không được đền bù là do khu đất đó được phân lại địa giới hành chính thuộc vào xã Tam Đình. Trong khi Chủ tịch xã UBND Tam Đình và Trưởng ban quản lý bản không chịu ký xác nhận nguồn gốc đất.

Để đổi lấy 2 chữ ký này, phía xã Tam Đình đã đề nghị ông Tiến trả lại 6,3 ha phần đất còn lại trên cốt ngập. Nhưng mặc dù ông Tiến đã có đơn trả lại, nhưng Chủ tịch UBND xã cũng như Ban quản lý bản sau đó vẫn không chịu ký xác nhận. Phía xã Tam Đình sau đó yêu cầu ông Tiến phải “hỗ trợ” mới chịu ký. Sau nhiều lần thương thảo, phía xã Tam Đình mới đồng ý giảm số tiền này xuống 40 triệu đồng.

Thủy điện Khe Bố. Ảnh: Tiến Hùng
Thủy điện Khe Bố. Ảnh: Tiến Hùng

Bí thư Huyện ủy Tương Dương, ông Nguyễn Văn Hải kể, trước đó ông Lương Đình Tiến đã trực tiếp gặp ông và trình bày bức xúc của mình. Ông Hải sau đó đã chỉ đạo cơ quan liên quan sớm giải quyết cho trường hợp này. “Tuy nhiên, do nhận thức của cán bộ cơ sở thấp nên sau đó mới có chuyện ông Tiến phải bỏ 40 triệu đồng mới được ký xác nhận để nhận đền bù”.

Ngay trong ngày Báo Nghệ An có bài phản ánh, Bí thư Huyện ủy Tương Dương đã trực tiếp làm việc với ông Lương Đình Tiến và các cán bộ liên quan. Ông Hải sau đó chỉ đạo Ban quản lý bản Đình Tiến phải lập tức trả lại 40 triệu đồng này. Về phần 6,3 ha đất trên cốt ngập, ông Hải cũng chỉ đạo cơ quan liên quan phải làm thủ tục theo đúng nguyện vọng của ông Tiến.  

Chia sẻ với phóng viên Báo Nghệ An, ông Nguyễn Văn Hải cho hay, trước đây huyện giao đất cho ông Tiến thì khu vực đất này thuộc vào địa giới xã Tam Quang. Nhưng sau khi phân định lại địa giới hành chính, khu đất này lại thuộc về xã Tam Đình.

“Trong quyết định cho thuê đất của huyện Tương Dương ban hành trước đây thì khu đất này thuộc một địa phương khác, sau đó khu này nhập vào Tam Đình thì đáng ra anh em cán bộ phải có trách nhiệm chuyển đổi, phải đổi tên cho ông. Nhưng cán bộ lại không làm, rồi nói không có cơ sở để ký xác nhận nguồn gốc đất. Rồi lại dựa vào đó để ép ông Tiến. Trong cuộc làm việc mới đây tôi cũng đã phải làm căng, thậm chí phải nói "nếu cứ làm kiểu này thì tôi cho anh em công an vào điều tra làm rõ có ép buộc chi tiền hay không’”, Bí thư Huyện ủy kể.

Ngoài ra, theo ông Hải liên quan đến khu đất này, xã Tam Đình còn sai hoàn toàn khi giao khu vực đất của ông Tiến cho những hộ dân khác canh tác chồng lấn lên. “Khi tôi kết luận, chỉ đạo trả lại tiền cũng như đất cho ông Tiến, ông rất mừng. Ông Tiến rất thiệt thòi khi mất đến nhiều năm mới được đền bù”, Bí thư Hải nói.

Tuy nhiên, cùng bị thu hồi từ năm 2006, nhưng trước đây những hộ dân khác được nhận đền bù 6.000 đồng/m2 thì đến nay, sau gần 15 năm khiếu nại, ông Tiến lại chỉ được áp với mức giá 3.000 đồng/m2. “Thật là bất công. Đáng lẽ thời gian càng lâu thì giá cả càng tăng nhưng bây giờ lại càng giảm”, ông Lương Đình Tiến bức xúc.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.