Đàn thú quý hiếm họ Mèo tại Vườn Quốc gia Pù Mát
Vườn Quốc gia Pù Mát có tính đa dạng sinh vật vào bậc nhất của Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng loài thú đã có 132 loài, trong đó có 40 loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (1992) và 31 loài ở sách đỏ thế giới (IUCN 2000) thì họ Mèo đã có 7 loài.
Vườn Quốc gia Pù Mát có tính đa dạng sinh vật vào bậc nhất của Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng loài thú đã có 132 loài, trong đó có 40 loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (1992) và 31 loài ở sách đỏ thế giới (IUCN 2000) thì họ Mèo đã có 7 loài.
Tại nghịđịnh 32 NĐ - CP ngày 30-3-2006 của Chính phủ quy định danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm, nguy cấp và chếđộ quản lý bảo vệ thì Pù Mát có 3 loài thú họ Mèo thuộc nhóm IB.
Đó là Hổ (Panthera Tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Báo gấm (Neofilis nebalosa). Theo đó, cấm mọi hình thức săn bắt, vận chuyển, mua bán đối với các động vật quý hiếm nói trên.
Một loài mèo ở Vườn Quốc gia Pù Mát |
Trong trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu về quan hệ quốc tế phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong sách đỏ Việt Nam chúng đều thuộc cấp E (Endangered) nghĩa là đang nguy cơđe doạ tuyệt chủng.
Theo tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), hiện nay thế giới chỉ còn khoảng 3200 con Hổ và Việt Nam chỉ còn khoảng 30 con trong tự nhiên thì việc xuất hiện Hổđang tồn tại ở Vườn Quốc gia Pù Mát là điều rất đáng quý (bẩy ảnh đã ghi được). Bốn loài thú còn lại của họ Mèo ở Pù Mát thuộc nhóm IIB gồm: Beo lửa, Mèo rừng, Mèo cá, Mèo gấm. Các loài thú trong nhóm IIB chỉđược săn bắt trong trường hợp cần thiết như tạo giống gây nuôi, nghiên cứu khoa học, trao đổi quốc tế về giống hoặc phục vụ yêu cầu khác nhưng phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép.
Với Công ước quốc tế Stes, Việt Nam là một thành viên thì, cả 7 loài thú họ Mèo kể trên đều thuộc phụ lục I, nghĩa là cấm mọi hình thức vận chuyển buôn bán trên trường quốc tế.
Đặc điểm chung của họ Mèo là, trước hết chúng đều là động vật hoang dã săn mồi siêu hạng thuộc bộăn thịt (Carnivora). Thức ăn của chúng là các loài động vật khác, như Lợn rừng, Hươu, Nai, Khỉ, Vượn, Sóc Chuột, Chim, Thằn lằn, Ếch, Nhái, Cá... Thú lớn giành cho Hổ Báo, Mèo bé bắt thú nhỏ. Chúng sinh sản mỗi năm 1-2 lứa, mỗi lứa 1-3 con, mang thai 90-95 ngày ở nhóm Mèo hoặc 100- 108 ngày đối với Hổ Báo. Chúng thường sinh sản vào mùa xuân hoặc mùa thu, kiếm mồi vào ban đêm, sinh sống đơn lẻ, chỉ ghép đôi khi đến mùa động dục. Một đặc điểm quan trọng của các loài thú họ Mèo thường tìm, cắn chết con non để giành lấy "bạn tình" nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của chúng. Kỹ năng săn mồi thì tuyệt chiêu: chạy nhanh, vọt cao để vồ mồi, bơi, lội, leo trèo đều giỏi trừ loại hổ không leo trèo được.
Chuyện dân gian kể rằng, trước đây "Chúa sơn lâm" là Mèo, nhưng trong một kỳ "họp họ" Mèo thấy mình nhỏ bé không xứng tầm một vị chúa tể, trong lúc Hổ to lớn đẹp mã, phong độ. SΩn bản lĩnh, Mèo truyền ngôi cho Hổ và dạy cho Hổ mọi ngón nghề của "một vị Chúa" nhưng, kỹ năng leo trèo thì không dạy, đề phòng bản tính gian hùng bất trắc của Hổ. Bởi vậy, khi Hổ "phản bội", thì họ nhà Mèo đều thoát được cả.
Các loài thú họ Mèo có nhiều lợi ích, dùng trong công nghệ da lông, dược liệu, biểu diễn võ thuật (xiếc), trong tự nhiên là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Mèo đã được loài người thuần hoá làm gia súc thành "Mèo nhà", một con vật dễ thương và hữu ích.
Vườn Quốc gia Pù Mát, việc bảo tồn các loài thú họ Mèo đặc biệt là Hổ trở thành nhiệm vụ rất quan trọng cần được các cấp các ngành trong nước và các tổ chức quốc tế quan tâm.
Nguyễn Đình Võ