Để không còn những mùa hoa anh túc
(Baonghean.vn) Ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn, đến nay cây thuốc phiện (còn gọi là cây anh túc) cơ bản được xóa bỏ nhưng chưa hoàn toàn triệt để. Vì thế, công tác đấu tranh phòng ngừa và chống việc tái trồng cây thuốc phiện là nhiệm vụ thường xuyên và cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
(Baonghean.vn) Ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn, đến nay cây thuốc phiện (còn gọi là cây anh túc) cơ bản được xóa bỏ nhưng chưa hoàn toàn triệt để. Vì thế, công tác đấu tranh phòng ngừa và chống việc tái trồng cây thuốc phiện là nhiệm vụ thường xuyên và cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Cách đây chưa lâu, chúng tôi có dịp đến bản Sơn Hà, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) thăm ông Vừ Chông Pao, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vị "thủ lĩnh" một thời của người dân huyện biên giới Kỳ Sơn. Ông kể chúng tôi khá nhiều về cuộc đời hoạt động cách mạng, trong đó có việc vào các bản làng vùng sâu, vùng xa để vận động bà con xóa bỏ cây thuốc phiện. Lúc đó, ông đã nghỉ hưu nhưng uy tín của người anh hùng tiễu phỉ Vàng Pao còn rất lớn đối với người dân huyện Kỳ Sơn, đặc biệt là với đồng bào Mông.
Bà con huyện Kỳ Sơn trồng cây khoai sọ và nhiều loại cây khác để thay thế cây thuốc phiện. |
Trước tình hình đó, Nhà nước chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện và tìm các loại cây khác thay thếđể từng bước ổn định và nâng cao đời sống cho bà con nhân dân. Chủ trương là vậy nhưng thực hiện không dễ, bởi cây thuốc phiện đã gắn bó với bà con từ bao đời. Vì thế, bên cạnh việc huy động lực lượng bộđội, công an và dân quân tìm đến các nương rẫy trong vùng sâu để nhổ bỏ cây thuốc phiện, các cấp chính quyền cũng đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Ông Vừ Chông Pao lúc ấy đã đi khắp các bản làng của đồng bào Mông để tuyên truyền về tác hại của việc trồng cây thuốc phiện. Ban đầu, nhiều người không những không chịu nghe mà còn tỏ thái độ bất hợp tác và chống đối. Nhưng với kinh nghiệm của một người từng kinh qua nhiều cương vị công tác quan trọng, ông đã kiên trì vận động tuyên truyền. Từđó, đồng bào Mông ở Kỳ Sơn nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện và thay thế các loại cây trồng khác.
Từng tham gia lực lượng của huyện thực hiện việc xóa nhổ cây thuốc phiện, ông Phan Sỹ Xuân, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Kỳ Sơn kể chúng tôi một hình ảnh mà có lẽ suốt đời ông sẽ không quên. Lần đó, lực lượng của huyện tiến hành phá nhổ một rẫy thuốc phiện trên địa bàn xã Nậm Càn. Vừa tiến quân đến đã thấy một người phụ nữđứng chặn ngang lối ra vào rẫy và cầm một con dao nhọn tự dí vào cổ mình rồi nói: "Đây là toàn bộ gia tài, là cuộc sống của gia đình ta. Nếu các anh vào nhổ, ta sẽ chết ngay lập tức". Trước tình huống ngoài dự kiến này, mọi người trong đoàn vừa khuyên bảo và tìm cách tước con dao nhọn từ tay người phụ nữ. Khi mọi việc xong xuôi, toàn bộ lực lượng vào cuộc để nhổ bỏ rẫy anh túc.
Sau nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng và toàn thể nhân dân, đến nay đất Kỳ Sơn đã không còn những mùa hoa anh túc. Những nương rẫy thuốc phiện trước đây giờđược thay bằng các loại giống cây ngô, gừng, khoai sọ, đào... Cùng với đó là các chương trình, dự án giúp bà con nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đồng thời, xây dựng và phát triển các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như trồng chè tuyết shan, hoa ly và cây ngô lai trên rẫy dốc, mở rộng và sử dụng hiệu quả diện tích ruộng nước, phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hóa cũng nhưđặc sản lợn đen, gà đen... Nhờđó, cuộc sống của bà con Kỳ Sơn đã có những bước tiến nhất định. Phía trước cuộc sống chắc sẽ còn không ít những khó khăn nhưng hứa hẹn một sựổn định và bình yên, sẽ không còn bóng dáng cây anh túc. Có dịp trao đổi với ông Vừ Chống Dì, Bí thưĐảng ủy xã Tây Sơn, ông bộc bạch: "Từ bỏ cây thuốc phiện để thay thế, phát triển các loại cây, con khác là cả một cuộc đấu tranh quyết liệt trong cả tư tưởng và hành động. Nhưng thời gian gần đây bà con đã nhận ra sự thay đổi này là đúng hướng, đem lại cuộc sống ổn định và bình yên cho các bản làng trước đây vốn là "thủ phủ" của cây thuốc phiện".
Nói vậy không có nghĩa là cuộc đấu tranh xóa bỏ cây thuốc phiện ở Kỳ Sơn đã kết thúc, mà ngược lại, cuộc chiến đấu này vẫn phải tiếp tục thường xuyên và nhất định không được mất cảnh giác, bởi nói như ông Vừ Chông Pao: "Cây thuốc phiện tuy đã được xóa bỏ nhưng người nghiện trên địa bàn vẫn còn nhiều, lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy rất cao đã làm mờ mắt nhiều người, phía bên kia biên giới nước bạn vẫn còn những nương thuốc phiện.
Trong khi đó việc chuyển đổi, thay thế các giống cây, con khác chưa thật sự tương xứng, kinh phí hỗ trợ cho đồng bào còn thiếu...". Ý thức được vấn đề này, thời gian qua huyện Kỳ Sơn tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, vận động bà con cam kết không trồng cây thuốc phiện, đồng thời, xử lý nghiêm minh và phân rõ trách nhiệm cá nhân, tập thểđể diễn ra việc tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn hành chính đơn vị mình quản lý. Một giải pháp đem lại hiệu quả cao là tiến hành kiểm tra chéo giữa bản với bản, xã với xã. Đồng thời, tiến hành ký cam kết giữa các hộ với trưởng bản, trưởng bản với chủ tịch UBND xã. Đến nay việc ký cam kết đã hoàn tất. Qua báo cáo của các xã và kiểm tra của Ban Chỉđạo huyện và các đồn biên phòng, đến tháng 12/2011, ở Kỳ Sơn không có gia đình nào tái trồng cây thuốc phiện.
Theo kế hoạch của Ban Chỉđạo xóa bỏ tái trồng cây thuốc phiện huyện Kỳ Sơn, thời gian tới huyện kiên quyết không để diễn ra việc tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn. Giải pháp được đề ra là tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra chéo, xây dựng lực lượng thường trực để nếu có việc tái trồng sẽ huy động nhổ ngay lập tức, tuyệt đối không đểđến lúc cây ra hoa, lập hồ sơ chứng lý để giải quyết các vi phạm, quy rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho nhân dân để bà con thật sựđoạn tuyệt hoàn toàn với cây anh túc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Mùa Nỏ Xử, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: "Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, chúng tôi tin tưởng những mùa hoa anh túc mãi mãi là dĩ vãng đối với đồng bào các dân tộc ở Kỳ Sơn. Để công tác chỉđạo chống tái trồng cây thuốc phiện được chủđộng và đạt hiệu quả cao, huyện rất mong được tỉnh và các ban ngành liên quan bố trí cấp kinh phí để giải quyết khó khăn cho các xã và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng".
Công Kiên