Để người khuyết tật tự tin vươn lên lao động và học tập

(Baonghean.vn) - Người khuyết tật vốn dĩ đã khó hòa nhập cộng đồng vì mặc cảm về hình thể nên tìm được việc làm để nuôi sống bản thân là điều hết sức khó khăn. Hiện tỉnh ta có hơn 200.000 người khuyết tật trong số đó có tới hơn 90% số người không có chứng chỉ nghề. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ người khuyết tật có việc làm rất thấp.

Để người khuyết tật tự tin vươn lên lao động và học tập ảnh 1

Những gương mặt tiêu biểu dự hội nghị biểu dương Người tàn tật toàn quốc ngày 14/4/2013.

Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất Nước rửa chén Mỹ Hoa do chị Nguyễn Thị Mai Hoa làm giám đốc. Chị Hoa bị liệt một chân trái từ khi 3 tuổi. Chị đã trải qua rất nhiều năm tháng vật lộn với đôi chân tật nguyền để có thể vươn lên học tập, xây dựng gia đình, phát triển kinh tế. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp, loay hoay mãi mà chị không thể xin được vào cơ quan nhà nước nào, năm 1997 chị lập gia đình với anh Nguyễn Văn Mỹ khi anh một mình gà trống nuôi con. Không thể tả hết những ngày tháng khó khăn, khi ấy chị đã tự mình xoay xở đủ nghề để vực dậy kinh tế gia đình và nuôi dạy các con.

 

Vốn là một cử nhân trong ngành sinh hóa nên chị đã tự mày mò để cho ra đời những sản phẩm như nước khoáng hay tinh dầu, nhưng những sản phẩm đó cũng không giúp chị cải thiện kinh tế. Đầu năm 2010, chị mạnh dạn chuyển sang sản xuất nước rửa chén và đăng ký nhãn hiệu Mỹ Hoa. Thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hoa đã có uy tín nhờ chất lượng sản phẩm và giá thành chỉ bằng 2/3 giá của các nước rửa chén trên thị trường. Giờ đây cơ sở sản xuất của chị lúc nào cũng cần ít nhất 5 lao động, mỗi lao động trung bình thu nhập mỗi ngày khoảng 80.000đồng. Chị cho biết: “Từ nhỏ tôi đã ý thức rằng mình là người khuyết tật nên mình phải vươn lên. Tôi đã thi đỗ đại học nhưng may mắn vẫn không mỉm cười khi không có đơn vị nào nhận tôi vào làm việc. Bây giờ Nhà nước đã có nhiều chính sách cho người khuyết tật, hi vọng những người khuyết tật có tay nghề, có học vấn sẽ được đối xử bình đẳng vì khả năng cống hiến của họ không hề thua kém những người lành lặn khác”.

 

Rời cơ sở của chị Hoa tôi đến của hàng kinh doanh chăn ga gối đệm của anh Mai Hồng Quân. Anh Quân năm nay 38 tuổi bị khiếm thính từ nhỏ. Nhưng ý chí và nghị lực phải tự làm giàu bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình trong chàng trai khiếm thính này luôn luôn cháy bỏng. Trước đây anh mở xưởng sản xuất nhôm kính và các phụ kiện bằng inox, tạo việc làm cho 3 lao động khiếm thính cho thu nhập cao. Từ năm 2008, vợ chồng anh mở thêm cơ sở sản xuất và đại lý chăn ga gối đệm tạo việc làm cho 8-10 lao động là người khuyết tật khiếm thính với mức thu nhập ổn định từ 1.800.000 - 2.500.000 đồng. Anh cũng mong muốn ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời tạo thêm việc làm cho những lao động khuyết tật khác.

 

Trong dự án hỗ trợ kế sinh nhai do TƯ Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi được thực hiện từ năm 2011 tại xã Nam Anh - Nam Đàn, có tổng kinh phí 137.000.000 đồng cho 28 đối tượng là trẻ mồ côi và người tàn tật… Dự án đã hỗ trợ cho 8 gia đình có người khuyết tật, mỗi gia đình 2 con lợn giống, sau một năm cho tổng đàn lên đến 48 con thu được 140.000.000 đồng. Chị Nguyễn Thị Lý- xóm 5 là hộ được nhận nuôi lợn giống, từ nguồn vốn ban đầu chị đã phát triển thêm 2 con bò. Chị phấn khởi cho biết: “Từ ngày có lợn giống nhà tôi đã có thêm thu nhập và các cháu phấn khởi vì được giúp mẹ cho lợn, cho bò ăn. Hi vọng từ những con lợn đầu tiên này gia đình tôi sẽ phát triển thành gia trại, tăng thu nhập, thoát nghèo. Các cháu sẽ được lao động và xua đi mặc cảm mình là người khuyết tật nên không làm được gì”. Được biết dự án Hỗ trợ kế sinh nhai đang được triển khai thí điểm tại các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

 

Cùng với việc hỗ trợ sinh kế, năm 2012, Tỉnh Hội đã mở lớp đào tạo nghề mây tre đan, nghề làm hoa, tăm tre cho 60 người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Trong số đó có 32 người đã tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất tư nhân. Con số này chỉ chiếm 0,03% trong số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

 

Ông Nguyễn Hải Thanh - Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi`cho biết: “Khi thực hiện dự án Hỗ trợ sinh kế, tâm nguyện của chúng tôi là trang bị cho người khuyết tật cái “cần câu” nên vấn đề đào tạo nghề, tạo việc làm cho từng đối tượng người khuyết tật đang là vấn đề chúng tôi trăn trở!”.


Thanh Nga

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.