Đến năm 2030, Nghệ An có 5.000 cơ sở ngành nghề nông thôn

10/01/2017 12:43

(Baonghean.vn) - Sáng 10/1, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp cho ý kiến về Quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch ngành nghề nông thôn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có đại diện các sở: Công thương, Nông nghiệp - PTNT, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Lao động - TBXH, Kế hoạch - Đầu tư.

Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trù cuộc họp.
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Báo cáo của Sở nông nghiệp – PTNT cho thấy, đến nay toàn tỉnh có 33.271 cơ sở ngành nghề nông thôn, trong đó có 139 làng nghề về chế biến lâm thủy sản, sản xuất vạt liệu xây dựng, mây tre đan, cơ khí, dệt thổ cẩm, chế tác đá mỹ nghệ…

Hiện có 3 huyện chưa có làng nghề là Con Cuông, Tương Dương và Quỳ Hợp. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 70 nghìn lao động, thu nhập bình quân lao động tạo các làng nghề hiện đạt 3 – 4 triệu đồng/người/tháng.

Giai đoạn 2010 - 2016, giá trị sản xuất của ngành nghề nông thôn đạt xấp xỉ 14 nghìn tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch.

Tuy nhiên, các ngành nghề nông thôn trong giai đoạn qua còn một số tồn tại, hạn chế: Chính sách về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Thông tư số 112 của Bộ Tài chính chưa thực sự đến với các cơ sở và người làm nghề. Mối liên kết giữa các cơ sở với các nhà khoa học, nhà đầu tư và thị trường chưa có sự gắn kết chặt chẽ, công nghệ thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp…

Đồng chí Thái Văn Nông - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho rằng, cần có quy hoạch, định hướng cụ thể từng cơ sở ngành nghề tại địa phương; cần xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể cho các cơ sở nghề nông thôn.
Đồng chí Thái Văn Nông - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho rằng, báo cáo cần có quy hoạch, định hướng cụ thể từng cơ sở ngành nghề tại địa phương; cần xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể cho các cơ sở nghề nông thôn.

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất điều chỉnh một số nội dung trọng tâm: Mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 14 – 14,5%/năm; số lượng cơ sở ngành nghề nông thôn đạt 38.100 cơ sở, giải quyết việc làm cho 82.000 đến 85.000 lao động, thu nhập bình quân lao động đạt 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 12%/năm, có 45.000 – 50.000 cơ sở ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho khoảng 120.000 – 150.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 7 – 8 triệu đồng/người/tháng.

Làng nghề bánh đa xã Diễn Ngọc (Diễn Châu). Ảnh tư liệu
Làng nghề bánh đa xã Diễn Ngọc (Diễn Châu). Ảnh tư liệu

Kết luận cuộc họp, đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp – PTNT tiếp thu ý kiến của các thành viên để bổ sung hoàn thiện báo cáo, trình UBND tỉnh trong tháng 2/2017. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh thêm: Lộ trình thực hiện quy hoạch cần có dự báo kế hoạch của từng năm; giải pháp thực hiện cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường.

Xuân Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Đến năm 2030, Nghệ An có 5.000 cơ sở ngành nghề nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO