Doanh nghiệp Việt tìm “chiêu” để đối phó với đại dịch Covid-19

Theo Chung Thuỷ (VOV.VN)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp ứng phó kịp thời.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, tính đến ngày 12/2, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong tổng số trên 180.000 doanh nghiệp của 30 tỉnh, thành phố thì đã có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh. 

Cùng với đó, trong tổng số trên 5.000 hợp tác xã đã có 25 hợp tác xã tạm dừng hoạt động, 5 hợp tác xã giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Những doanh nghiệp, ngành hàng đang hoạt động thì luôn trong tình trạng gặp khó khăn về đầu ra hoặc thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là với các ngành sản xuất phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc như: dệt may, cao su, nhựa…

doanh nghiep viet tim "chieu" de doi pho voi dai dich covid-19 hinh 1
Nhiều doanh nghiệp đã tìm giải pháp để ứng phó kịp thời trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa: KT

Ông Phạm Ngọc Thành - đại diện một đơn vị phân phối nước mắm chia sẻ, từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát, sức mua của thị trường giảm sút đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hơn nữa, do lo sợ bệnh dịch nên các doanh nghiệp cho công nhân tạm nghỉ làm, dẫn đến hàng sản xuất bị chậm lại, thiếu hàng để giao tới các đại lý, siêu thị. 

Để khắc phục tình trạng sản phẩm tiêu thụ chậm, Công ty đã tiến hành bán hàng trực tuyến, giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng trên cả nước thông qua các kênh thương mại điện tử như Lazada, shopee hay trên fanpgae của công ty. Với chiến lược bán hàng như vậy, đã phần nào giúp công ty vượt qua những khó khăn nội tại.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tăng cường bán hàng tại các điểm giới thiệu sản phẩm. Ông Thành cho biết thêm, những ngày này, thay vì chỉ mua 1 - 2 chai nước mắm, các bà nội trợ có xu hướng mua đơn hàng với số lượng lớn hơn thông thường, có thể để tích trữ. Nhằm tăng doanh thu, ngoài sản phẩm nước mắm, công ty cũng chú trọng đến việc bán đa dạng các mặt hàng thực phẩm như: miến, mì gói, nhu yếu phẩm… 

Một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch Covid-19 là nông sản. Từ nhiều ngày nay, tình trạng nông sản đến mùa thu hoạch nhưng không xuất khẩu được, bị ùn ứ tại cửa khẩu đã xảy ra, khiến thương lái và doanh nghiệp điêu đứng. 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh kiểm tra công tác phòng dịch bệnh tại một công ty may mặc ở Hà Nam.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh kiểm tra công tác phòng dịch bệnh tại một công ty may mặc ở Hà Nam.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm cho hay, nhiều năm nay, các sản phẩm nông sản của công ty không chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc mà còn cung cấp cho các trường học trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, những tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và đang trong giai đoạn đỉnh điểm, việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị trì hoãn, công ty đã chuyển hướng khai thác thật sâu thị trường trong nước. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm các trường học cho học sinh nghỉ để tránh dịch, thay vì cung cấp thực phẩm cho các trường học thì công ty đã liên hệ và đưa thực phẩm đến các bếp ăn tập thể của một số công ty, cơ quan công sở.

Nắm bắt được tâm lý hạn chế đi chợ hay siêu thị mua sắm của các bà nội chợ, công ty đã huy động nhân viên đi giới thiệu và chào bán sản phẩm đến từng gia đình tại các tòa nhà chung cư để vừa giúp công ty tiêu thụ sản phẩm, vừa cung cấp nguồn hàng tươi ngon đến khách hàng trong thời điểm đại dịch đang bùng phát mạnh này. 

Theo đó, công ty có sáng kiến bán đơn hàng theo combo, mỗi combo rau, củ, quả, trứng, bánh phở… có giá từ 100.000 – 150.000 đồng. Hàng được công ty lấy từ trang trại, giảm bớt khâu trung gian để giữ được mức giá hợp lý...

Theo bà Hằng, số lượng hàng tuy bán được chưa nhiều, nhưng những khó khăn trước mắt đã mở ra cho công ty một hướng đi khác, “cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác lại mở ra”, hy vọng có thể mang đến cơ hội tốt hơn cho doanh nghiệp. 

Covid-19 là đại dịch của toàn cầu, diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm, chưa biết khi nào sẽ chấm dứt. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, song song với những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe con người, các doanh nghiệp cần theo sát thông tin từ các cơ quan chức năng để chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh, giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Đồng thời, cần có kế hoạch, chiến lược mở rộng tìm kiếm đối tác, bạn hàng, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường…/.

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.